Viết đoạn văn ngắn ( 7-10 câu ) nêu suy nghĩ về người nông dân trong xã hội cũ
2 câu trả lời
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Số phận của những người nông dân trong xã hội cũ thật đáng thương. Họ là những người nông dân cực khổ, nghèo túng. Dường như cái nghèo cứ luôn đèo bám vào số phận của những người nông dân đó. Đã khổ vì vật chất, họ còn bị xã hội phong kiến thối nát xưa đè ép, áp bức đến đường cùng. Những loại thuế, sưu vô lý đã vắt kiệt sức của những người nông dân. Tuy phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh nhưng nổi bật lên trên những con người đó là người hiền lành, lương thiện. Họ yêu thương gia đình của mình, thậm chí có hy sinh bản thân cũng không sợ sệt. Như nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Chị là một người phụ nữ rất yêu thương chồng con, sẵn sàng đứng lên đấu tranh lại quan lại nếu chúng đụng vào gia đình chị. Những người nông dân còn cố giữ mình trong sạnh trong cái nghèo khổ, tùng quẫn. Họ thà hy sinh bản thân chứ nhất quyết không làm những việc trái lương tâm. Điều đó đã thể hiện qua nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Lão thà chọn cái chết chứ nhất quyết không để nhân cách của mình bị ô uế bằng việc đi chộm chó. Thấy số phận của người nông dân thật đáng thương làm cho bản thân tôi không khỏi xúc động. Tóm lại, những người nông dân trong xã hội cũ là những người giàu phẩm chất nhưng lại có một cuộc sống thật bất hạnh.