viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ cưới bài Khi con tu hú

2 câu trả lời

Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhịp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.

- Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù: Bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù.

- Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thức bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.

- Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Giọng điệu thơ liền mạch, tự nhiên, nhất quán khi tươi sáng, khi dằn vặt phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Mùa hè, âm thanh 'giục giã' của tiếng chim tu hú làm khơi dậy trong lòng người chiến sĩ bao cảm xúc, hình dung cái hiện tại nghiệt ngã mà người chiến sĩ luôn phải chịu đựng, khiến người tù cảm thấy bức bối, ngột ngạt, u uất hơn. Lòng uất hận dâng trào thành khao khát hành động:
"Ta nghe hè dậy bên lòng / Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"
- Hai câu kết đã thể hiện niềm khao khát tự do lên đến cực đại, cháy bỏng. Sự tương phản của bầu trời đầy tự do và bản thân đang bị cầm chân nơi ngục tù đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn đập tan nhà tù, muốn được tự do hơn bao giờ hết. Ý chí vượt ngục đi song song với tiếng chim mãi kêu như một khát vọng tự do cháy bỏng. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là con chim ấy đã tung cánh bay - Tố Hữu, những ngày tháng cuối cùng chốn lao tù lại là giải phóng bản thân mình, tìm tới sự nơi chân trời tự do

Câu hỏi trong lớp Xem thêm