viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận về tình yêu quê hương của tế hanh và liên hệ bản thân về tình yêu quê hương của mik

2 câu trả lời

Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm luôn thường trực trong trái tim mỗi người. Nó đã trở thành mạch nguồn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài văn học dân tộc. Qua mỗi thời kì, tình cảm ấy lại có những biến chuyển và biểu hiện rõ nét hơn.

Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến gắn bó với quê hương, đất nước. Tình cảm ấy đã có từ thuở ấu thơ qua những lời ru mẹ hát, qua câu chuyện cổ tích bà thường hay kể. Trước hết, đó là tình cảm đối với xóm làng, đồng ruộng, những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta:

"Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng"

Cánh cò trắng theo ta vào giấc ngủ yên bình. Hình ảnh con cò sải cánh trên đồng ruộng bao la đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp giản dị của làng quê Việt Nam từ muôn đời. Từ lời ru ngọt ngào của mẹ, cánh cò trắng theo ta suốt cuộc đời, bồi dưỡng cho ta tình cảm đối với quê hương, đất nước.

Không chỉ thế, yêu quê hương, đất nước còn là yêu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, non kì thủy tú:

"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"

Hình ảnh đất nước Việt Nam hiện ra chưa bao giờ đẹp hơn thế. Núi non trùng trùng trùng điệp điệp tạo ra bức tranh sông núi vô cùng kì vĩ, tráng lệ mà cũng trữ tình, nên thơ. Qua câu ca dao, ta còn nhận ra một niềm tự hào, lòng yêu mến đối với đất nước xinh đẹp, trù phú.

Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, tình cảm ấy càng biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi giặc Mông Nguyên lăm le xâm lược nước ta, trong hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên hòa hay nên đánh, tất cả các bô lão đã đồng thanh một lời: nên đánh. Như vậy, tình yêu nước gắn với ý thức giữ gìn, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, quyết không để quân giặc cướp dù chỉ là một tấc đất. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ Nam quốc sơn hà- bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta:

"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc đã được thể hiện rất rõ ngay từ thế kỉ thứ 10. Sông núi nước Nam là của vua Nam, điều này đã được ghi rõ trong "thiên thư"- sách trời. Vậy nên, nếu kẻ nào có ý định xâm phạm điều thiêng liêng ấy chắc chắn sẽ tự nhận lấy kết cục thảm hại.

Cũng trước mối họa xâm lăng, vì yêu nước nên Trần Quốc Tuấn lo lắng cho vận nước, kêu gọi tướng sĩ trên dưới một lòng quyết tâm đánh giặc. Điều này còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của ông đối với quốc gia, dân tộc. Xa hơn, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân ta tiếp tục phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước đã có từ lâu đời của dân tộc. Trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", Bác Hồ đã viết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Tình yêu nước chính là sức mạnh lớn nhất giúp chúng ta vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, đạt đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại nền độc lập, sự bình yên cho dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn. Nó chính là gốc rễ để làm nên nhân cách con người ta, gắn kết ta với cộng đồng rộng lớn

Tưởng nhớ quê hương trong xa cách trở thành dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời cho Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển một ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành một điểm hướng về để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Có lẽ nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng mến yêu thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, mến yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình. Như hiển hiện sinh động trước mắt ta hình ảnh: khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng; dân trai tráng trong làng bơi thuyền đi đánh cá, hình ảnh mái chèo phăng phăng cánh buồm no gió:

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã.
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng.
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngừ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy. Cả cái cảnh ồn ào đáng yêu khi chào đón thành quả lao động cũng được miêu tả thật tươi vui:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ.
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe.
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, lời thơ băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui của dân làng, theo những chiếc thuyền trở về nằm im trên bến. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm.
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khắc tạo bức tượng đài người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn. Bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu. Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Những hình ảnh của quê hương đã thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá - câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

Quê hương của Tế Hạnh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.

MIK CHỈ VIẾT ĐƯỢC THẾ NÀY THÔI, MONG BẠN THÔNG CẢM

Câu hỏi trong lớp Xem thêm