Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận về khổ thơ cuối cùng trong bài thơ : Ông Đồ

2 câu trả lời

Ông đồ không còn nữa

Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa. Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phũ phàng ấy nữa... Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng. Hai câu cuối là lời tư vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sống tinh thần - giờ họ ở đâu? Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đc cho đời rồi vụt tắt trước những thi đổi của cuộc sống. Bài thơ với thể ng ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đã gói trọn số phận, một lớp người, một thế hệ đã qua.

       Vũ Đình Liên đã gọi dậy trong tâm thức bạn đọc một nét đẹp văn hóa của một thời vang bóng. Ông đồ đã xuất hiện đem đến một phong tục đẹp - một thú chơi câu đối Tết. Thời gian vẫn cứ thế trôi, màu xuân vẫn đến, hoa đào vẫn nở, nhưng không thấy "ông đồ xưa". Hình ảnh ông đồ đã lùi vào dĩ vãng, xa xăm. Ông như lớp người sống cách đây mấy ngàn năm, bị lãng quên trong trí nhớ của mọi người. Nhìn cảnh cũ, nhớ người xưa mà người xưa đi đâu mất rồi, lòng nhà thơ nặng trĩu một nỗi buồn để rồi hoài cổ, cảm thương. Ở khổ thơ thứ năm, tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?", để có thể làm sâu sắc thêm nỗi buồn tê tái của ông đồ khi bị người đời phũ phàng, quên lãng và nỗi lòng cảm thương chân thành của nhà thơ Vũ Đình Liên dành cho ông đồ - một lớp người đang tàn tạ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm