Viết đoạn văn cảm nhận về 4 câu thơ đầu của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn Ngắn thôi nhé ( khoảng 8 câu)

1 câu trả lời

Bốn câu thơ dựng lên tượng đài uy nghi về người anh hùng cách mạng khí phách, hiên ngang. Làm trai”vốn là. quan niệm truyền thống của người xưa mà ca dao đã nhắc tới : “làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.. Còn các nhà nho như Nguyến Công Trứ thì tâm niệm : “Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Như vậy người trai phải là người có ý chí,có công danh sự nghiệp lớn lao,được lưu cùng sử sách. Với Phan Châu Trinh, thì chí làm trai lại gắn sự nghiệp lớn ấy vào công việc cụ thể là tìm đường cứu nước. Chí làm trai ấy được ông đặt trong vị trí không gian cụ thể là giữa  đất Côn Lôn cũng là khi  ông đang bị tù đày mất tự do. Ba câu sau đã miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc vừa khắc hoạ tầm vóc to lớn của người anh hùng với những hoạt động phi thường. Cách nói quá  “Lững lẩy” “làm cho lở núi non” “xách búa” ra tay “đánh tan năm bảy đống” “đập bể mấy trăm hòn” làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người. Lừng lẫy” là ngạo nghễ, lẫm liệt, có tầm vóc lớn lao kì vĩ, có sức mạnh tiềm tàng... Đập đá là công việc phải dùng búa và sức người để phá núi, bê những tảng đá to, rất nặng, di chuyển tới chỗ khác rồi dùng búa đập cho vỡ nhỏ ra, cứ thế rất nhiều lần nhiều ngày. Tính từ “Lừng lẫy”kết hợp với cụm động từ “Lở núi non” còn giúp ta  hình dung tưởng tượng được những gì khi những nhát búa đập vào đá núi là 1 hình ảnh rất thực,ta như nghe thấy được âm thanh của tiếng đập đá vang trong không gian và rõ ràng trong cảm nhận của Phan Châu Trinh làm cho “Lở núi non” là làm cho long trời lở đất. Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường thử thách, gian nan.. Có thể nói ngay từ những dòng thơ đầu tiên, bức chân dung người tù cách mạng đã dựng lên sừng sững giữa thiên nhiên,sánh ngang tầm trời đất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm