Viết đoạn văn 12 câu làm rõ bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ. Hãy đặt 1 câu ghép và 1 câu nghi vấn để sử dụng phù hợp trong đoạn văn đó. (đặt dấu * trước câu ghép, dấu ** trước câu NV.

2 câu trả lời

Bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện lên thật đẹp qua lời thơ của Tố Hữu trong bài Khi con tu hú. Mùa hè ấy được sống dậy trước hết với âm thanh: “Khi con tu hú gọi bầy”.  Âm thanh tu hú kêu đã làm sáng bừng khung cảnh và dường như đánh thức cả tâm trạng con ngườ nơi ngục tù. Tiếng tu hú thân quen vang vọng đâu chỉ làm đẹp thiên nhiên mà nó còn làm sống dậy ý chí, tinh thần nơi người tù cách mạng. Lời thơ nối tiếp với một loạt hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực vô cùng với màu sắc, với âm thanh sống động. *Vì cảnh hè đẹp tươi nên nó đã đem đến bao xúc cảm trong thi nhân.  Đó là màu vàng của lúa chín, màu đỏ  của quả ngọt trên cành cao, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút...**Phải chăng, hình ảnh quê hương mùa hè thân thuộc gần gũi ấy là xúc tác để lòng người có những phản ứng đầy dữ dội đến thế trong những câu sau? Những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm đã được phối hợp vô cùng tài tình dưới ngòi bút của Tố Hữu. Nghê thuật liệt kê, hình ảnh cụ thể, từ ngữ giàu sắc thái biểu đạt.. Tất cả đã đan cài trong bức tranh mùa hè của những xúc cảm trong lòng người. Nhưng điều kì diệu hơn cả là mùa hè ấy không phải thứ hiện ra ngay trước mắt nhà thơ mà nó ở trong tâm tưởng, trong tình yêu, trong nỗi nhớ của người tù Cách mạng. Bức tranh thiên nhiên mùa hè sinh động, giàu màu sắc, rộn ràng âm thanh ấy cũng là bức tranh của lòng người trong những xúc cảm náo nức khôn nguôi. Ta cũng bắt gặp một tình yêu lớn lao, tình yêu vô cùng vô tận của người tù Cách mạng với quê hương, đất nước. Người tù quên đi mọi khó nhọc hướng về thế giới tươi sáng, bao la của niềm tin rạo rực. 

Đang hồi tưởng về quá khứ, nhà thơ trở lại với thực tại phũ phàng của chốn lao tù:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Thi hứng được khơi nguồn bắt đầu từ tiếng chim tu hú. Tiếng chim nhắc nhớ đến mùa hè và tạo nên sự xao động lớn trong tâm hồn thi sĩ. Cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người biỉt tung xiềng xích, phá tan tù ngục để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do.

Dường như sức nóng của mùa hè đang rừng rực cháy trong huyết quản người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước.

Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống đối với người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm. Bên ngoài là tự do, phóng khoáng, còn nơi đây là tù túng, bức bối:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. Cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với các từ ngữ có khả năng đặc tả và những từ cảm thán như truyền đến độc giả cái cảm giác uất hận cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù đế quốc. Câu thơ chứa đựng nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt khôn nguôi cả về thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, thời khắc ấy, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của lao tù đế quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. Đó là một hình thức đấu tranh tích cực mà Bác Hồ rất tâm đắc khi Người rơi vào chốn lao tú của Tưởng Giới Thạch: Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao. Các chiến sĩ cách mạng tiền bối trung kiên cũng đã khẳng định: Giam người khóa cả chân tay lại, Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do

Câu hỏi trong lớp Xem thêm