Viết bài văn trình bày ý kiến về vấn đề đờ sống trong g/đ(việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ đối với con cái)

2 câu trả lời

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.

Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…

Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.

Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầy tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó. cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn.

     Việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ đối với con cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhưng dường như điều ấy đang ngày càng bị xói mòn.

     Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiệu trong xã hội hiện nay đang có chiều hướng lệch chuẩn. Bố mẹ quá áp đặt con cái,bắt con phải theo đúng quy chuẩn của họ. “Ngày xưa, cái hồi bố, mẹ bằng tuổi mày…” Bạn nghe câu này có thấy quen thuộc không? Bạn đã từng thắc mắc vì sao giữa bố mẹ và mình không thể có tiếng nói chung, từ những điều tưởng vụn vặt như công việc nhà, như việc điểm số trên trường lớp đến những việc to lớn như công việc sau khi ra trường, mơ ước, định hướng nghề nghiệp yêu thích, các mối quan hệ,….Vì sao bố mẹ cứ cấm cản mình?Khoảng cách thế hệ là khoảng ngăn cách giữa những suy nghĩ, hành động, lối sống và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau. Việc hệ quy chiếu của mỗi người khác nhau dẫn đến bất đồng quan điểm, và không có tiếng nói chung của thế hệ trẻ hơn so với các thế hệ trước đó.Bạn công nhận chứ, trong thời đại bùng nổ internet, với những thiết bị công nghệ số thông minh vô tình đẩy khoảng cách hai thế hệ xa dần. Hơn nữa, giới trẻ chúng ta cũng bị ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa hội nhập nên cách nhìn nhận và suy nghĩ cũng khác biệt với bố mẹ mình. Khoảng cách giữa hai thế hệ thật sự là rào cản rất lớn, những sự khác nhau trong suy nghĩ, cách sống, quan niệm, hướng đi.Bố mẹ thì luôn cho rằng những gì mình làm thực sự là tốt nhất cho con nhưng với con cái lại cho đó là sự cấm đoán, lạc hậu và nghiêm khắc. Bố mẹ thường đưa ra lời khuyên, nguyên tắc và sự chỉ đạo nhưng lại gạt đi mong muốn của con. Thay vì để con tự chọn mối quan hệ bạn bè, bố mẹ lại ngăn cản và tự mình can thiệp, con khi đó sẽ bị coi là “cậu ấm, cô chiêu”, là “gái cấm cung”, là “con trai mà núp bóng mẹ”, đại loại vậy, con sẽ không thể trưởng thành và tự lập được, hơn nữa còn bị bạn bè xa lánh và trêu ghẹo.Hoặc con luôn có những sở thích “trẻ trung” hơn so với thế hệ trước. Nhưng với người lớn nó lại là thứ gì đó nhảm nhí và tốn thời gian.

     Vậy làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua khoảng cách thế hệ với cha mẹ và tìm được tiếng nói chung với họ? Để cho bố mẹ hiểu như nào là chăm sóc, lắng nghe và thấu hiểu đúng cách. Trước hết,chúng ta-những người con hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho bố mẹ. Thông thường ta hay sa đà vào các hoạt động bên ngoài, công việc học tập, bạn bè hoặc thiết bị công nghệ mà quên mất việc hỏi thăm bố mẹ hàng ngày. Nếu có thể hãy rủ bố mẹ đi dạo bộ, đến nhà người quen chơi, cùng tham gia một câu lạc bộ yoga, cầu lông hay bóng chuyền, giúp bố mẹ làm quen với smartphone nếu có. Nhắc nhở bố mẹ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý. Đó cũng là cách giúp hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.Ngoài thời gian bận bịu cho việc học và ngoại khóa, nếu rảnh hãy bớt thời gian cho bố mẹ. Cùng bố mẹ đi dạo, đi trung tâm thương mại, nấu một bữa ăn, làm vườn, tắm cho thú cưng, massage cơ thể hay tự tay là quần áo cho bố mẹ.Bạn có thể không biết nhưng chỉ cần những hành động nhỏ như vậy thôi, đã khiến bố mẹ hài lòng và vui vẻ. Rút ngắn khoảng cách thế hệ không phải là làm điều gì to tát, mà chính là những hành động, lời nói thương xuyên bạn dành cho bố mẹ.Rất dễ để nói lời yêu với một ai đó nhưng rất khó để mở lời với bố mẹ mình.Bạn thấy đúng không?Bởi sến quá, bởi chưa bao giờ nói hoặc bởi khoảng cách khiến chúng ta e ngại. Nhưng hãy thử một lần nói câu “Con rất yêu bố mẹ. Con cảm ơn bố mẹ”. Bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì mình cho đi đấy.Nếu khó quá hãy nhắn tin hoặc gửi kèm thiệp nhận dịp sinh nhật, lễ kỷ niệm nào đó trong năm. Thậm chí tự tay vào bếp nấu một bữa ăn đầy đủ và cảm ơn bậc sinh thành đã nuôi mình và dạy dỗ mình khôn lớn. Vậy là đủ bạn nhỉ! Thay vì những lúc trách sao bố mẹ cứ nói những điều vô lý, không hiểu mình thì chúng ta nên tâm sự,nói chuyện để mọi hiểu lầm được sáng tỏ. Ai cũng vậy, khi sống quá nửa đời người luôn mặc định kiến thức và tầm nhìn của mình sẽ hơn hẳn những đứa trẻ mới bước chân vào đời, nên việc chỉ đạo, đòi hỏi hay áp đặt là điều dễ hiểu.Hãy nhún nhường một chút, ngồi xuống, đặt mình vào vị trí của bố mẹ để hiểu, bởi sau này dù sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ trở thành bố mẹ.Suy nghĩ cho bố mẹ cũng là cách để bản thân thấy mình trưởng thành hơn. Cũng giống việc bạn thấy buồn thậm chí giận dữ khi bị mang ra so sánh với “con nhà người ta”, thì bạn cũng không nên so sánh bố mẹ mình với bố mẹ khác “Bố mẹ bạn A đâu có áp đặt con như bố mẹ”, “Nhà bạn B có bố mẹ giàu có nên suy nghĩ của họ cũng tiến bộ chứ không như bố mẹ” hay “Giá mà bố mẹ được một nửa của bố mẹ bạn C thì tốt biết bao”.Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh, bạn không được chọn nơi mình sinh ra, bố mẹ cũng vậy. Hãy học cách chấp nhận rằng, đôi lúc bố mẹ cũng vụng về, kiến thức cũng có hạn và cách thể hiện tình yêu thương luôn khác nhau nhưng hơn hết luôn hi sinh vì con cái mình. Chỉ cần chúng ta bình tĩnh để nhìn nhận lại và thông cảm cho họ thì mọi việc có thể sẽ khá hơn. Chúng ta đừng để một ngày phải tự vấn bản thân: Tại sao không thể có tiếng nói chung trong một gia đình. Sẽ buồn đến thế nào nếu chúng ta nghĩ “bố mẹ chưa bao giờ chấp nhập và thấu hiểu mình”, “bố mẹ luôn cứng nhắc bắt mình phải làm theo ý của bố mẹ″, “bố mẹ vẫn luôn cấm đoán và làm mình mất mặt với bạn bè”.Từ những sự khác biệt thế hệ dẫn đến việc ngày càng nhiều các bạn trẻ ngại trò chuyện và chia sẻ với bố mẹ. Vì cho rằng có nói ra cũng bị gạt phăng đi, bị quát mắng, vũ lực, nhận lại sự bất tương đồng và cả bất lực.

     Nhưng bạn ơi chúng ta nên thấu hiểu và thông cảm với cha mẹ,hãy chia sẻ những vướng mắc của bản thân,nghĩ ra những điều vụn vặt để nói chuyện với họ nhiều hơn…Chúng ta biết mình có thể làm được nhưng thường lờ đi vì cho rằng nó thật sự không cần thiết, nhưng chính những điều đó lại là chất xúc tác tuyệt vời để bạn thu nhỏ khoảng cách và nhận lại tình yêu thương từ thế hệ mình vốn dĩ nghĩ rằng chẳng thể dung hòa đấy !