Viết bài văn cảm nhận về tình mẹ con trong văn bản "Trong lòng mẹ "
2 câu trả lời
Trong cuộc đời mỗi người, chắc chắn tình thân chính là điều quý giá nhất. Đặc biệt, tình mẫu tử thiêng liêng chính là tình cảm thật đáng trân trọng và cao đẹp. Bởi lòng mẹ vốn bao la dạt dào, dìu dắt ta qua bao năm tháng tuổi thơ, khi lớn lên và cả những chông chênh của cuộc đời. Dù ngoài kia có bao sóng gió, bao vấp ngã thì quay về bên mẹ ta mới thấy mình được chở che, được yêu thương và thứ tha. Mẹ dành trọn cuộc đời mình, dành trọn sự hy sinh lớn lao ấy cho hạnh phúc của con mình. Và có lẽ vì vậy, mà mỗi khi đọc những trang văn viết về mẹ, viết về tình mẫu tử em lại không khỏi xúc động, lắng lòng mình để thêm yêu, thêm trân trọng những người mẹ trong cuộc đời. Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng khiến lòng ta thổn thức vô cùng về tình mẫu tử thiêng liêng, về những tình cảm đầy sâu đậm, kính trọng và thương yêu của cậu bé Hồng dành cho mẹ mình. Không hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, Hồng sớm mồ côi bố từ nhỏ. Vì cuộc sống mưu sinh, mẹ em phải đi tha hương cầu thực. Cuộc đời người phụ nữ chôn vùi thanh xuân của mình trong tình yêu không hạnh phúc, lại phải chấp nhận xa đứa con mình đứt ruột đẻ đau hẳn phải đau khổ biết nhường nào. Có lẽ, vì Hồng hiểu hết được những hy sinh, nỗi lòng của mẹ mà em luôn kính trọng và thương mẹ vô cùng. Dù phải ở với người cô và gia đình bên chồng độc ác, luôn chịu sự hắt hủi, và nghe những lời lẽ cay độc của họ gieo rắc em những điều xấu xa về mẹ. Nhưng Hồng vẫn luôn tôn thờ và yêu quý mẹ, em hiểu hết nỗi đau mà mẹ phải gánh chịu và căm thù cái xã hội phong kiến bằng những thành kiến lạc hậu đã ghì nát sự tự do của chính mẹ mình. “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng “đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”.
"Trong Lòng Mẹ" trích "Những Thời Thơ Ấu" của Nguyên Hồng là một văn bản kí về tình mẫu tử bất diệt .Tại sao nói như vậy ?nhìn nhận sâu xa trong thời kỳ những năm 1930-1945 là thời kỳ mà các khái niệm "trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất . Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác .Ai đi lấy chồng thì bị thả trôi sông ,cạo đầu bôi vôi ,... Thoát nạn được là quá giỏi . Nhìn lại những gì trong văn bản , người phụ nữ-mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, giữa những thành kiến "thối nát" của xã hội . Tiêu biểu là cậu của bé Hồng, cô mang ra nhiều thứ nói để làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình. Giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạc giao vậy . Bà ta cố làm bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình nhưng tình mẫu tử cao quý và thiêng liêng đâu chỉ có một hai lời nói của một con người mà giết chết được tình mẫu tử . Bé Hồng không thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều hơn . Khi gặp được mẹ ,bé hồng cảm động như bao đứa trẻ khác, sẽ sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ. Mẹ của bé Hồng cũng thế yêu thương con hết mực. Tình cảm bé Hồng và mẹ bé Hồng thật thiêng liêng đúng không?
nhớ cho mình trả lời hay nhất với !