viết 1 bài văn thuyết minh về lễ hội gói bánh chưng ở trường em không chép mạng mà có chép mạng cx ko có đâu

2 câu trả lời

       Trong không khí nhộn nhịp của những ngày gần Tết Nguyên Đán-tết cổ truyền từ xa xưa xưa của dân tộc Việt Nam xuyên suốt 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Để gìn giữ nét đẹp lịch sử này trường em vào mỗi năm đều tổ chức lễ hội gói bánh chưng với sự tham gia đầy đủ của tất cả các lớp học. Khiến ta cùng nghĩ tới câu đối khong biết có từ bao giờ của dân gian xưa:

     "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh."

      Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Nhắc tới bánh trưng là ta lại nhớ tới ý nghĩ sâu sắc của nó, nó  thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Ta nhớ tới truyền thuyết, bánh chưng có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. Trường em cũng tất bật chuẩn bị ngày lễ hội gói bánh chưng.

    Nhà trường dành nguyên một ngày nghỉ để cả trường cùng gói bánh chưng. Trong khoảng sân trường to lớn, mỗi lớp quây quần trên chiếc chiếu lớn của lớp chính họ. trước khi tới trường thì nhà trường đã triển khai ttới các lớp mang dụng cụ dùng để gói bánh chưng như: khuôn bánh, chậu đựng, chiếu, ... còn nhà trường sẽ chuẩn bị nguyên liệu. Khi tới trường, dòng nhạc tết nhảy múa ở khắp nơi, nghe mà rạo rực trái tim, trạng thái tâm trạng cũng tưới tắn hẳn. các học sinh nô nức xách thứ này thứ kia bày ra vùng sân đã được phân chia của lớp mình. Sau khi tới giờ khai mạc, tiếng trống "tùng tùng tùng" vang lên, các lớp cửa hai thành viên lên lấy nguyên liệu. Nhìn các học sinh tranh giành nau nguyên liệu mà ở dưới cười vang cả sân trường. Sau khi lấy xong thì những người đeax được phân công làm thì đều ra sức làm còn các thành viên khác thì sang lớp khác xem trộm công thức về truyền đạt lại cho người gói bánh. Chiếc bánh chưng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Trước đó, nhà trường đã đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong. Mọi thứ đều được nhà trường lựa chọn rất kĩ lưỡng và tỉ mỉ. 

Cái cách gói bánh chưng mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả lớp em cùng quây quần xem hai bạn được phân công gói bánh.Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đã đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. Khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Nhìn chung thì cả trường em đều gói theo hình vuông truyền thống. Sau khi gói xong thì lớp sẽ cử đại diện mang sản phẩm lên để bàn trưng bày,, chấm điểm về mẫu mã của chiếc bánh. Nhìn chiếc bàn trưng bày đầy cái bánh trung ấy, có cái méo có cái gói ngược lá, có cái thì lại vuông tăm táp đẹp đẽ... Sau khi công bố điểm chấm và các giari nhất, nhì ba, bốn thì lễ hội cũng tới lúc bế mạc.  Tuy kết thúc nhưng những hình ảnh đẹp đẽ ấy vẫn giữ mãi trong tim những người tham gia lễ hội. Nhà trường sẽ giữ lại những chiéc bánh để luộc, sau khi luộc xong thì nhà trường sẽ dành tặng những xuất quà ấy cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Ấy vậy mà lễ hội đã kết thúc thật rồi.

     lễ hội vẫn diễn ra hằng năm ở trường nhưng có laex cảm giác vẫn như lần đầu tham gia lễ hội gói bánh chưng vậy. Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết và trường em

XIN 5 SAO

    Nay đã là hăm ba tháng chạp- ông Táo đã về Trời chuẩn bị báo cáo Ngọc Hoàng kết thúc một năm. Và vẫn như mọi năm, trường em lại tổ chức lễ hội cuối năm .Năm nay trường quyết định thi gói bánh chưng. Đây là lần đầu em được tham gia gói bánh nên vô cùng háo hức.

    Lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày 27 trước khi chúng em được nghỉ lễ đón Tết. Thể lệ cuộc thi như sau: mỗi lớp sẽ chọn ra năm bạn để tham gia phần thi lễ hội gói bánh. Về các nguyên liệu nhà trường sẽ lo và việc của chúng em là gói bánh sao cho thật đẹp và thành quả thật hoàn hảo.

    Lễ hội gói bánh chưng ở  trường là để ghi nhớ, tôn vinh truyền thống gói bánh chưng từ ngàn xưa của dân tộc ta. Tục gói bánh chưng, bánh giày đã có từ thời các vua Hùng, dù trải qua 1000 năm Bắc thuộc đô hộ nhưng vẫn không làm mai một đi phong tục và truyền thống gói bánh chưng của dân tộc ta.

   Bánh chưng là một loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Bánh có hình vuông, có màu xanh lá bắt mắt. Nguyên liệu làm bánh gồm có: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn; bánh được gói trong lá giong vuông vức, được gói lại bằng những nan ống giang chẻ thật mỏng. Chỉ những dịp cuối năm người ta mới gói bánh để thành kính dâng lên tổ tiên. Và gói bánh chưng cũng để giúp gia đình đoàn viên, cùng nói chuyện, tâm sự canh nồi bánh chưng. Ấm áp biết bao trong đêm lạnh giá.

    Và ngày đó cũng đã đến, ngày em được tận tay gói những chiếc bánh chưng. Nhà trường đã chuẩn bị rất đầy đủ các nguyên liệu cũng như các “công cụ hỗ trợ”. Mỗi lớp có một chiếc chiếu; một chiếc mâm; năm cân gạo nếp ngâm sẵn, hai cân thịt lợn; lá giong và lạt ống giang. Lá giong được chọn và cắt rất kĩ. Chỉ những chiếc lá xanh nhất, mướt nhất và lành nhất mới được dùng; loại lá giong được dùng cũng là lá giong tẻ- loại lá dai và đẹp nhất khi gói bánh. Gạo nếp là nếp cái hoa vàng thơm nức tiếng, được ngâm mềm và trộn đều muối. Để bánh xanh hơn, đẹp hơn thì gạo đã được ngâm với nước lá nếp; khi nấu lên không những xanh hơn mà còn rất thơm mùi nếp nữa. Thịt lợn được dùng là thịt ba chỉ- loại thịt ngon nhất  hài hòa vừa nạc vừa mỡ; dùng để gói bánh đúng là hoàn hảo. Để bánh nhanh chín thì trường đã dùng đậu xanh đã nấu chín. Phần đậu xanh có thêm hành thơm, cảm giác béo ngậy. Mọi thứ đã sẵn sàng và khi tiếng trống bắt đầu vang lên, chúng em bắt tay ngay vào việc. Sau nhiều ngày được bố thị phạm thì giờ đây gói bánh đối với em cũng dễ như ăn bánh vậy. Cả lớp đều nỗ lực để có được những chiếc bánh đẹp nhất. Mỗi người một việc, người xếp lá, người múc gạo rồi lại gắp thịt, gói được chiếc nào xếp ngay ngắn để các thầy cô chấm điểm. Ở bên ngoài các bạn , các phụ huynh , có cả bố mẹ em nữa đến hết mình cổ vũ. Sau 20 phút bánh đã được gói xong, tuy thành tích không cao nhưng em lại cảm thấy rất vui. Vui vì hiểu được ý nghĩa, sự quan trọng của tục gói bánh chưng và cảm nhận được cái không khí ấm cúng, hạnh phúc này.

    Cuối cùng là phần luộc bánh. Trong lúc chờ bánh chính, mọi người rủ nhau chụp ảnh, trò chuyện tâm sự … Cảm giác thật hạnh phúc và ấm áp. Và sau hơn 10 tiếng thì những chiếc bánh cũng đã được vớt ra. Được thưởng thức những chiếc bánh do chính tay mình gói còn gì ngon bằng nữa.

 Và lễ hội đã kết thúc trong niềm vui và tiếng cười cùng những bài học ý nghĩa về chiếc bánh chưng.