vì sao sản lượng khai thác dầu mỏ của thế giới tăng nhanh
2 câu trả lời
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".
Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của ExxonMobil). Đến năm 2017, tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới đã tăng lên mức 1.780 tỷ thùng do việc phát hiện thêm một số mỏ dầu mới.
Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất. Dự đoán trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng đến năm 2070. Năm 2011 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở các nước như Hoa Kỳ (55 tỷ thùng), Ả Rập Xê Út (262,6 tỉ thùng), Venezuela (211,2 tỉ thùng), Canada (175,2 tì thùng), Iran (137 tỉ thùng), Iraq (115,0 tỉ thùng), kế đến là ở Kuwait, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga, Libya, và Nigeria [40].
Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Xê Út (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), México (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm (trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam năm 2017 là 4,4 tỷ thùng dầu).
Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979.
Trong 8 tháng đầu năm, thị trường dầu mỏ thế giới trải qua nhiều biến động, thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế toàn thế giới với những dự báo về nguồn năng lượng chiến lược này.
Các chuyên gia cho rằng 8 tháng đầu năm 2011 là một trong những thời kỳ giá dầu thô thế giới biến động mạnh nhất do “sức khoẻ” của các nền kinh tế không ổn định, khiến cho nhu cầu về dầu mỏ tăng giảm thất thường. Bên cạnh đó, nguyên nhân địa chính trị như tình hình Trung Đông, Bắc Phi cũng tác động mạnh đến nguồn cung mặt hàng này.
Những diễn biến nhanh chóng của cuộc chiến ở Libya đã làm cho thị trường dầu mỏ trồi sụt. Libya, thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), là một trong những nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng và khi cuộc chiến kết thúc, hoạt động sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ của nước này phục hồi thì thị trường dầu thế giới sẽ được bổ sung một nguồn cung đáng kể.
Trong số 14 thị trường xuất khẩu dầu thô của Libya có tới 11 địa chỉ là ở châu Âu. Riêng với Italia, Ireland và Áo thì nguồn cung từ Libya chiếm hơn 20% tổng khối lượng dầu thô nhập khẩu của ba nước này. Trước khi bùng nổ cuộc chiến, 85% sản lượng dầu mỏ Libi được xuất sang thị trường châu Âu.
Đến nay, những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới là OPEC, Nga, Hoa Kỳ. Năm 2009, Nga chiếm vị trí số 1 về sản xuất dầu mỏ với 10 triệu thùng/ngày. Nhưng theo IEA, đến năm 2030, Saudi Arabia sẽ soán ngôi vị của Nga, đạt 14,6 triệu thùng/ ngày, tăng nhiều so với mức 9,6 triệu thùng/ngày của năm 2009. Iraq hiện nay khai thác 2,7 triệu thùng/ngày nhưng sẽ gia tăng sản xuất và xuất khẩu, theo dự báo đến năm 2015 sẽ ngang bằng Iran, là nước hiện nay đang khai thác 4 triệu thùng/ngày
Tuy vậy, triển vọng sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chính trị-an ninh, nhất là tại các nước Trung Đông-châu Phi giàu dầu mỏ nhưng lại tiềm ẩn bất ổn. Và như vậy, sự ổn định nguồn cung có ý nghĩa hàng đầu đối với thị trường và giá của mặt hàng chiến lược này