vì sao lại có sự tăng sinh tự nhiên ở Châu á

2 câu trả lời

dân số châu Á vào khoảng 4,5 tỷ người, chiếm gần 60% dân số thế giới. Đặc biệt, hai quốc gia châu Á là Trung Quốc (1,4 tỷ người) và Ấn Độ (1,3 tỷ người) là hai quốc gia đông dân nhất thế giới, tương đương với 19% và 18% dân số thế giới.

Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực châu Á luôn ở mức cao, con số này tăng lên gấp 4 lần trong vòng 1 thế kỷ qua. Tăng trưởng dân số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh sản. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm từ 2,5 trẻ/phụ nữ trong gian đoạn 2010-2015 xuống còn 2,4 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2025-2030 và còn 2,0 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2095-2100. Tuy nhiên, đối với các nước có mức sinh cao thì không có sự chắc chắn trong việc dự báo mức sinh. Ở những nước này, người phụ nữ có trung bình 5 con trở lên trong suốt cuộc đời của họ. Trong số 21 quốc gia có khả năng sinh sản cao, có 19 quốc gia thuộc khu vực châu Phi và 2 quốc gia ở châu Á.

Mặc dù, châu Á có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng sinh học, nhưng sự gia tăng dân số nhanh dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực, đồng thời phá hủy những nguồn tài nguyên hiện có. Theo dự báo, dân số châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong một thời gian dài, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nguồn lực. Dựa trên các ước tính hiện tại, đến năm 2050, dân số sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á, ngoại trừ ở Nhật Bản và Kazakhstan. Một số quốc gia bao gồm Afghanistan, Nepal và Pakistan sẽ tăng gấp đôi về dân số trong thời gian này, trong khi Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác có tỷ lệ tăng trưởng cao đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng dân số thuộc nhóm cao lại là những quốc gia có thu nhập thuộc nhóm thấp, các nước này ít có khả năng xử lý được những áp lực về tài nguyên và các nguồn lực