Vì sao khi nhắc đến bếp lửa lại nhắc đến bà và ngược lại? Hoàn cảnh của tác giả gợi cho em suy nghĩ gì về trẻ em của đất nước thời bấy giờ. Em hiểu gì về ý nghĩa tựa đề bài thơ "bếp lửa" Yêu cầu : đủ các câu hỏi trên, mn giúp em với ạ
2 câu trả lời
Vì sao khi nhắc đến bếp lửa lại nhắc đến bà và ngược lại?
Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. ... Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu.
Hoàn cảnh của tác giả gợi cho em suy nghĩ gì về trẻ em của đất nước thời bấy giờ.
Trẻ bây giờ:
- không còn bị cái đói cái khổ chiếm lấy.
+ Được đi học.
+ Được ăn đủ uống no.
+ Nhưng có nhiều thành phần càng có những suy nghic tích cực khi được quá nuông chiều.
+ Có tiền tiêu vặt, điều kiện sống đầy đủ => ỷ cha mẹ => có những suy nghĩ tiêu cực.
Em hiểu gì về ý nghĩa tựa đề bài thơ "bếp lửa"
Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. ... cộng Với ý nghĩa như vậy, “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc…
Xin hay nhất ạ :333
Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.