Vì sao địa hình bờ biển nước ta có bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn?

2 câu trả lời

Do được hình thành và phát triển trên nhiều đơn vị cấu trúc địa chất chất khác nhau và có sự phân dị rõ rệt về khí hậu, chế độ thủy-hải văn, nên địa hình bờ biển và các đảo rất phong phú và đa dạng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu địa mạo bờ biển [2, 3], có thể chia địa hình dải bờ biển Việt Nam thành 4 vùng: Vùng I: Bờ tây vịnh Bắc Bộ từ Móng Cái đến Hải Vân và được chia thành 4 phụ vùng; Vùng II: Bờ biển Nam Trung Bộ từ Hải Vân đến Cà Ná; Vùng III: Bờ biển Bình Thuận và Nam Bộ từ Cà Ná đến Cà Mau và được chia thành 2 phụ vùng và Vùng IV: Bờ đông vịnh Thái Lan từ Cà Mau đến Hà Tiên

- Bờ biển nước ta dài 3260km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

- Có 2 dạng chính:

+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …

+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.

Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

- Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.