Vào ngày 22-6 và 22-12 ,độ dài ngày ,đêm của các cực như thế nào

2 câu trả lời

- Ngày 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời vuông góc tại chí tuyến Bắc

=> + Bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, từ vòng cực Bắc về cực có hiện tượng ngày dài 24 giờ (ngày trắng)

+ Bán cầu Nam có ngày ngắn đêm dài, từ vòng cực Nam về cực Nam có hiện tượng đêm dài 24 giờ (đêm trắng)

- Ngày 22/12: bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trơi, tia sáng Mặt Trời vuông góc tại chí tuyến Nam

=> + Bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, từ vòng cực Nam về cực có hiện tượng ngày dài 24 giờ (ngày trắng)

+ Bán cầu Bắc ngược lại có ngày ngắn đêm dài, từ vòng cực Bắc về cực Bắc có hiện tượng đêm dài 24 giờ (đêm trắng)

- Ngày 22-6, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ (ngày trắng); điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng, do đó độ dài ban đêm là 24 giờ (đêm trắng).

- Ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33’B nàm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng do đó độ dài ban đêm là 24 giờ (đêm trắng); điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33'N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ (ngày trắng).

Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.

Chắc là như thế này á ko biết đúng ko