Văn bản : Bếp lửa Kỉ niệm khi giật đến đốt làng (khổ 4) a.Những kỉ niệm gắn với những sự vật , sự việc , hình ảnh , chi tiết nào? b. Đoạn thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? c.Tác dụng ý nghĩa của những hình ảnh , sự việc trên ? Giúp em vs ạ !

2 câu trả lời

a/

kỉ niệm gắn với sự việc giặc đến đốt làng,

-hình ảnh ngôi làng "cháy tàn cháy rụi" , và hình ảnh người bà mạnh mẽ, kiên cường.

-Hàng xóm giúp bà dựng lại mái nhà tranh, hình ảnh người bà 

- Gắn với chi tiết về người bà dặn dò đứa cháu: "Mày có viết thư chớ kể này kể nọ.

                                                                               Cứ bảo nhà vẫn được bình an"

b/ Biện pháp nghệ thuật:.

thành ngữ " cháy tàn cháy rụi"

c/ Tác dụng : Những hình ảnh giặc đốt làng đã gợi lên khung cảnh chiến tranh, làng quê chìm trong khói lửa (ý nghĩa hiện thực), và hình ảnh những người hàng xóm giúp đỡ nhau đã làm bật lên cái tình thương, tinh thần tương thân tương ái của con người trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Hình ảnh người bà: nhỏ bé, già yếu nhưng rất kiên cường,dáng vẻ, sự hy sinh của bà là hình ảnh đã khắc sâu trong đầu đứa cháu .(và trong lòng đọc giả).

1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm đẹp và ước mơ tuổi trẻ. Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi tác giả là du học sinh Liên Xô. Giới thiệu đoạn trích: khổ 4 bài thơ 2. Thân bài: Đọng lại trong kỉ niệm của người cháu là (đoạn thơ 4): Thành ngữ “cháy tàn cháy rụi”: đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh. Trên cái nền của sự tàn phá hủy diệt ấy là sự cưu mang, đùm bọc của xóm làng đối với hai bà cháu.Điều khiến cháu xúc động nhất là một mình bà già nua, nhỏ bé đã chống chọi để trải qua những năm tháng gian nan, đau khổ mà không hề kêu ca, phàn nàn. Bà mạnh mẽ,kiên cường trước hiện thực ác liệt.Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh. Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Tình cảm bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc. 3. Kết bài: Kết lại tình cảm gia đình là cơ sở vững chắc để làm nền tảng cho tình yêu quê hương đất nước
Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
1 đáp án
2 giờ trước