Vai trò và ý nghĩa của Kon Tum: - Đối với nhân dân trong thành phố Kon Tum - Đối với nhân dân cả nước
1 câu trả lời
Sau Cách mạng tháng Tám khởi nghĩa giành thắng lợi, mặc dù Kon Tum phải đối mặt với những khó khăn rất lớn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chỉ đạo, giúp đỡ của Xứ ủy Trung kỳ, và sự cố gắng, nổ lực của đội ngũ cán bộ tại chỗ, chỉ một thời gian ngắn, Tỉnh ủy Kon Tum đã lãnh đạo Nhân dân trong tỉnh vươn lên, đoàn kết, tin tưởng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, đạt nhiều thành tích đáng kể trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền non trẻ và xây dựng cuộc sống mới; cấp tốc chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng đương đầu, đối mặt với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm đất nước theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19-12-1946.Đồng chí Trần Lung, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Kon Tum (tháng 02-1946)Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở tỉnh Kon Tum, cũng như trong cả nước là một mốc son sáng chói trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự thay đổi tích cực chưa từng có ở mỗi một con người, ở từng gia đình và toàn xã hội. Từ cuộc đời nô lệ lầm than, bị áp bức bóc lột đến tận xương tủy; bị khinh rẻ, tủi nhục của người dân mất nước, đã đứng lên làm cách mạng giành lại quyền làm người, quyền sống, làm chủ quê hương, đất nước. Tuy nhiên, ở Kon Tum, từ khi những chi bộ Đảng đầu tiên ra đời (Chi bộ Binh và Chi bộ Đường phố) và tan rã vào tháng 7-1931 đến Cách mạng thành công (năm 1945), việc lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng chủ yếu dựa vào ảnh hưởng của những người cộng sản yêu nước, của Đảng, của Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh, trong khi yêu cầu phát triển của cách mạng đòi hỏi phải có tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo.
Trước yêu cầu đó, giữa tháng 10-1945, Xứ ủy Trung Kỳ chủ trương tăng cường cán bộ lên tỉnh Kon Tum, tạo điều kiện xây dựng thực lực cách mạng của quần chúng và chuẩn bị ra đời tổ chức đảng. Trong số đó, có đồng chí Võ Thị Hồng Sâm ở Gia Lai, đồng chí Xuân Lẫm ở Phú Yên được điều động lên công tác tại tỉnh Kon Tum, cùng với đội ngũ cán bộ của tỉnh, của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời nhanh chóng tiến hành mạnh mẽ, sâu rộng công tác tuyên truyền giác ngộ cách mạng, đi sâu vào từng cơ sở quần chúng, tổ chức quần chúng lại hình thành các đoàn thể nhằm chọn lựa những đoàn viên trung kiên, có bản lĩnh, quan điểm, lập trường… để xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản.
Cuối năm 1945, Chi bộ đảng ở tỉnh Kon Tum được thành lập gồm 06 đồng chí, do đồng chí Võ Thị Hồng Sâm làm Bí thư. Chỉ sau thời gian ngắn, Chi bộ phát triển, kết nạp thêm đảng viên mới và tổ chức thêm một Chi bộ mới do đồng chí Lê Tự Thắng làm Bí thư. Lúc bấy giờ, chính quyền cách mạng non trẻ, chi bộ mới thành lập, các đoàn thể cứu quốc hình thành, việc lãnh đạo quản lý điều hành có được củng cố một bước, song còn rất mới mẻ, kinh nghiệm về tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo còn rất hạn chế, mọi phương tiện làm việc đều thiếu thốn. Trong khi đó, tình hình diễn biến ngày càng phức tạp. Cuối tháng 10-1945, tiếng súng kháng chiến ở miền Nam Trung Bộ bắt đầu nổ. Chiến tranh nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc. Yêu cầu phát triển của cách mạng, sự phát triển của các đoàn thể quần chúng cứu quốc bức thiết đòi hỏi vai trò lãnh đạo toàn diện, trên quy mô lớn và hình thức sắc bén của Đảng, 02 chi bộ được thành lập không đủ sức gánh vác nhiệm vụ.
Nhận rõ yêu cầu cấp thiết đó, tháng 0l-1946, Xứ ủy Trung Kỳ cho phép tỉnh Kon Tum thành lập Tỉnh ủy lâm thời và cử đồng chí Trần Lung, Xứ ủy viên trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Đầu tháng 02-1946, Tỉnh ủy lâm thời thành lập gồm bốn thành viên là đồng chí Trần Lung, Xứ ủy viên làm Bí thư Tỉnh ủy, trực tiếp phụ trách chính quyền; đồng chí Võ Thị Hồng Sâm, phụ trách công tác thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Đức, phụ trách quân sự; đồng chí Lê Tự Thắng, chính trị viên, phụ trách công tác chính trị. Tháng 03-1946, đồng chí Trần Lung được điều động về Xứ ủy, đồng chí Võ Thúc Đồng được Xứ ủy cử lên thay thế làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Trọng Ba được chỉ định bổ sung Tỉnh ủy, phụ trách công tác chính quyền, đặc trách lo việc cung cấp nhu yếu phẩm như muối và nông cụ cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Sau khi thành lập, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo mọi mặt hoạt động để củng cố, duy trì chính quyền cách mạng. Công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng thời kỳ này được quan tâm hàng đầu. Tỉnh chủ trương mở các hiệu sách báo, in ấn nhiều tài liệu tuyên truyền và chính sách, chủ trương của Đảng và Chính phủ, điều lệ của đoàn thể…; xúc tiến mạnh công tác tổ chức thành lập các đoàn thể thành hệ thống xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã, làng, chú trọng cả số lượng và chất lượng; tổ chức những đội xung kích tuyên truyền sâu vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách của Mặt trận Việt Minh, phát huy ảnh hưởng của cách mạng; đi sâu hơn vào các vùng tôn giáo, củng cố các tổ chức tôn giáo cứu quốc… Để kịp thời đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, Tỉnh ủy khẩn trương củng cố chính quyền các cấp, kịp thời loại trừ những phần tử có thái độ chống đối cách mạng; tiếp tục bồi dưỡng các viên chức của chính quyền cũ yêu nước và có uy tín; từng bước sắp xếp bộ máy chính quyền hoạt động đồng bộ, hợp lý, thông suốt. Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tháng 03-1946, Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân tỉnh bầu được 20 đại biểu; trong đó, có 13 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Hội đồng nhân dân các cấp khóa đầu tiên đã bầu ra ủy ban Hành chính thay thế cho các ủy ban cách mạng lâm thời. Theo đó, Ủy ban Hành chính tỉnh được bầu lại gồm 11 người. Ông Nguyễn Hữu Phú được bầu làm Chủ tịch, Tôn Thất Hy làm Phó chủ tịch. Như vậy, với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, quyền bình đẳng dân tộc được thực hiện trong toàn tỉnh, không kể trai - gái, già - trẻ, Kinh - Thượng, lương - giáo đều có quyền ứng cử và bầu cử. Điều đó, không những được khẳng định mà còn được thể hiện thực sự trong việc người dân làm nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng Nhà nước, xây dựng chính quyền ở tất cả các cấp ngay từ những ngày đầu của chế độ mới.
Cùng với củng cố tăng cường chính quyền cách mạng, Tỉnh ủy rất quan tâm đến phát triển lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền non trẻ. Ngay từ đầu, tỉnh chú trọng xây dựng và phát triển dân quân tự vệ, thu hút đông đảo thanh niên vào tập luyện quân sự. Đây là lực lượng có quy mô lớn, là nguồn bổ sung dồi dào cho bộ đội chủ lực và cũng là nơi tổ chức sản xuất sôi nổi, tạo nên nhiều phong trào như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm (''hũ gạo cứu tế”, "bữa cơm nhịn ăn đồng tâm”) noi gương Bác Hồ; hưởng ứng đóng góp trong các cuộc vận động ''tuần lễ vàng'', ''quỹ độc lập'' đông đảo đồng bào tham gia sôi động và tích cực. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới được Nhân dân các dân tộc hưởng ứng mạnh mẽ, đều khắp. Các tệ nạn hủ lậu của xã hội cũ như trộm cắp, rượu chè, mê tín dị đoan... giảm nhiều. Phong trào diệt dốt cũng được đề cao, tiến hành sâu rộng khắp tỉnh. Từ xã đến huyện, tỉnh đều lập ban bình dân học vụ. Nhiều lớp học, với hình thức đa dạng phong phú, tổ chức dạy học bình dân khắp mọi nơi. Sau 3 đến 4 tháng, 70% thanh niên và người trong độ tuổi được thanh toán nạn mù chữ. Toàn dân tự nguyện, hăng hái xóa mù chữ. Với bao lời ca, câu vè cổ động toàn dân học văn hóa, xóa mù chữ đã trở thành nguồn cổ vũ cho việc học văn hóa, xóa mù chữ, nâng cao dân trí…
Như vậy, sau Cách mạng tháng Tám khởi nghĩa giành thắng lợi, mặc dù Kon Tum phải đối mặt với những khó khăn rất lớn: chính quyền cách mạng mới thiết lập, chưa có kinh nghiệm quản lý điều hành; điều kiện vật chất thiếu thốn trăm bề; kẻ thù bên ngoài uy hiếp từ mọi phía; bọn tay sai thực dân Pháp trước đây tại tỉnh đang chờ thời cơ ngóc đầu dậy, nguy cơ chiến tranh ngày càng đến gần…nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chỉ đạo, giúp đỡ của Xứ ủy Trung kỳ, và sự cố gắng, nổ lực của đội ngũ cán bộ tại chỗ, chỉ một thời gian ngắn, Tỉnh ủy Kon Tum đã lãnh đạo Nhân dân trong tỉnh vươn lên, đoàn kết, tin tưởng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, đạt nhiều thành tích đáng kể trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền non trẻ và xây dựng cuộc sống mới; cấp tốc chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng đương đầu, đối mặt với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm đất nước theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19-12-1946.