2 câu trả lời
Ưu Diểm
Khổng tử cho rằng khởi nguyên của thế giới là vật chất và cái vật chất ấy
lúc đâù là cõi hỗn mang mờ mịt. Trong cái hỗn mang ấy có cái “lý” gọi là
“thái cực” vô hình huyền diệu chứa đựng hai mặt tiềm ẩn , đối lập liên hệ
với nhau là âm dương điều hoà giữa âm dương , trời đất sẽ sinh ra vạn vật .
Những quan điểm về trời đất của ông cũng là những quan điểm tiến bộ .
Ông cho rằng thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng , vận động
không chỉ là sự chuyển đổi vị trí mà còn là sự chuyển hóa lẫn nhau .Ông
cho rằng Thái cực có bản thể và động thể .
Hạn chế
Trong quan điểm của Khổng Tử có những quan điểm duy vật nhưng
cũng có những quan điểm duy tâm . Khổng Tử rất tin ở trời , với ông trời
như một quan toà công minh cầm cân , nảy mực phán xét mọi sự vật . Trời
quyết định sự thành , bại trong cuộc sống của con người . Khổng Tử đặt hết
niềm tin và ý chí vào trời . Ông khuyên mọi người phục tùng ý chí đó và
coi việc hiểu biết mệnh trời như một điều kiện để trở thành một con người
hoàn thiện “ không hiểu mệnh trời không phải là người quân tử ”( Luận
Ngữ , Nghiêu viết ,3) Quan điểm của Khổng Tử về trời đất như vậy tất yếu
dẫn đến thuyết “sống chết có mạng , giàu sang tại trời ” ( Luận ngữ , Nhan
Uyên ) . Sở dĩ quyền lực và sức mạnh của trời là sự thần thánh hoá quyền
lực và sức mạnh của thế lực cầm quyền trên mặt đất .
Ưu điểm tư tưởng quản lý của Khổng Tử
Tư tưởng của Khổng Tử đã đưa ra được các phương pháp rất cơ bản để giáo dục uốn nắn, điều chỉnh hành vi con người. Hai phương pháp giáo hóa và nêu gương luôn có ý nghĩa và giá trị, nhất là trong bối cảnh Đảng đang đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng. Mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay được yêu cầu phải làm tấm gương sáng cho cấp dưới và nhân dân noi theo trên tất cả các phương diện từ lối sống đến phong cách làm việc. Nặng đức, nhẹ hình, khuyến khích người đời tu thân rèn đức theo mẫu người quân tử.Khổng Tử chủ trương thành lập các trường học hướng mọi người tới con đường học hành để mở mang dân trí, rèn luyện đạo đức con người, cải tạo nhân tính. Tư tưởng về giáo dục về thái độ và phương pháp học tập của Khổng Tử chính là bộ phận giàu sức sống nhất trong tư tưởng nho giáo. theo Khổng Tử giáo dục là cải tạo nhân tính. Muốn dẫn nhân loại trở về tính gần nhau, tức là chỗ “thiện bản nhiên” thì phải để công vào giáo dục vì giáo dục có thể hoá ác thành thiện. “Tu sửa đạo làm người” và “ làm sáng tỏ đức sáng” là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính. Ông coi giáo dục không chỉ mở mang nhân tính, tri thức, giải thích vũ trụ mà ông chú trọng tới việc hình thành nhân cách con người, lấy giáo dục để mở mang cả trí, nhân , dũng, cốt dạy con người ta hoàn thành con người đạo lí. Theo Khổng Tử, giáo dục có ba mục đích chính. Trước hết, học để ứng dụng cho có ích với đời, với xã hội, chứ không phải để làm quan sang, bổng hậu. Thứ hai, học để có nhân cách, học là phải để cho mình chứ không phải để khoa trương. Thứ ba, học là nhằm tìm tòi đạo lý. Khổng Tử đã định nghĩa “giáo dục là tu sửa cái đạo làm người”. Ông đã diễn tả lòng mình về đạo lý là “sớm nghe đạo lý, tối chết cũng được”. Phương pháp giáo dục: học một cách đúng lịch trình đúng với điều kiện tâm sinh lí,coi trọng mối quan hệ giữa các khâu của giáo dục: trong việc học, cần tuân thủ học gắn liền với tư, với tập, với hành. Khổng Tử coi giáo dục cho dân đạo lí làm người, tư tưởng “trăm năm trồng người” của Khổng Tử nhằm đào tạo lớp người lấy đức trị là chính. Trong việc dạy học trò, Khổng Tử có trả lời sâu hay nông, cao hay thấp tuỳ theo khả năng của người hỏi. Khổng Tử nói: “tiên học lễ, hậu học văn” vì học phải đi đôi với hành. Trong giáo dục Khổng Tử coi trọng sự nêu gương của các tầng lớp vua quan và mở trường học cho dân “hữu giáo vô đạo” dạy cho mọi người không phân biệt đẳng cấp là tư tưởng tiến bộ của Khổng Tử.Điều đáng chú ý trong đạo đức của Khổng Tử là những quan điểm về giáo, sự giáo hóa, cách lập giáo của Khổng Tử là “hiếu-đễ, lễ nhạc”. Tuy nhiên, nội dung của giáo dục không đi vào lao động sản xuất, đấu tranh mà chuyên dạy cách làm người, dạy đạo lý … dùng đạo đức để ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh đó, với quan điểm “nặng đức, nhẹ hình” nên chú trọng đến đạo đức “đức trị”, xem nhẹ luật pháp. Quan điểm Đức trị bắt đầu từ Khổng Tử và được quán triệt trong lịch sử nhiều nước phương Đông hàng nghìn năm nay tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật bản, Triền Tiên…Khổng Tử đưa ra được một số kỹ thuật, phương pháp để nhận diện người quân tử, kỷ tiểu nhân, người tốt, người xấu...thông qua các tiêu chí của người quân tử: đối với nam giới phải tam cương, ngũ thường; đối với nữ giới phải tam tòng tứ đức. Các tiêu chí đó như là điều kiện để uốn nắn các hành vi của con người, hướng con người đến những chuẩn mực của xã hội. Đó chính là tư tưởng nhân sinh. Khổng Tử vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới; đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người. Mặt khác, Khổng Tử cũng đồng thời quy giá trị nhân sinh vào giá trị đạo đức, mà giá trị đạo đức của Khổng Tử là lấy hiếu thân (hiếu với cha mẹ) làm nền tảng - trung với nước cũng suy từ hiếu với cha mẹ mà ra. Đối với con người đạo là con đường đúng đắn phải noi theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp. Đạo của người theo quan điểm của Khổng Tử là phải phù hợp với tình người do con người lập nên. Trong kinh dịch, sau hai câu “lập đạo của trời , nói âm và dương”,“ lập đạo của đất, nói nhu và cương” là câu “lập đạo của người nói nhân và nghĩa”. Khổng Tử chủ trương cải tạo xã hội bằng đạo đức. Những tư tưởng của Khổng Tử có tác dụng rất tích cực đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt NamMột số tư tưởng của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Tư tưởng Khổng Tử có giá trị nhân đạo, nhân văn, đề cao giá trị mỗi cá nhân con người với đường lối đức trị lấy nhân nghĩa làm gốc, coi trọng vai trò của con người.Khổng Tử nhấn mạnh giá trị đạo đức, đó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân biểu hiện qua “Tam cương” (quân – thần; phụ - tử; phu – phụ) và “Ngũ thường” (Nhân; Nghĩa; Lễ; Trí; Tín). Đó là những chuẩn mực đạo đức nhằm định hướng và hoàn thiện nhân cách con người. Mẫu người lý tưởng của Khổng Tử là người quân tử - giữ đạo trung dung cũng là thực hiện chính danh, rèn luyện đạt đạo trung dung cũng là rèn luyện để đạt nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Cái học hoàn toàn của Khổng giáo nói rút lại là “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ” còn cách thao thủ của ngưới quân tử là tu thân, xử kỷ tiếp vật “dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức”, quan nhân, bằng hữu, bác ái. Tuy nhiên, người quân tử của Khổng giáo đã tách khỏi cuộc sống đời thường, hết sức coi thường những nhu cầu rất bản năng nhưng rất chính đáng của con người.Phải nói rằng triết học của Khổng Tử đã trở thành học thuyết lớn của triết học phương Đông cổ đại. Đạo đức học của Khổng Tử đã cho con người thấy ý nghĩa và giá trị đời sống thực, thấy trách nhiệm của mình trước cộng đồng và hướng con người tìm thấy sức mạnh đạo đức ngay ở bản thân mình.Một trong những tư tưởng tiến bộ của Khổng Tử trong quản lý là nhà quản lý được lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm dựa trên năng lực và phẩm chất đạo đức cá nhân, không hoàn toàn phụ thuộc vào huyết thống và giai cấp.Đức trị tích cực tiêu diệt tận gốc cái ác, thực hiện chặt đứt gốc rễ, giải quyết vấn đề từ căn bản. Quản lý mang tính chiến thuật, có hiệu quả trong thời gian dài.
Những hạn chế trong tư tưởng quản lý của Khổng Tử
Tư tưởng quản lý của Khổng tử còn tồn tại một số tư tưởng nghiêm khắc, bảo thủ khi đặt nặng con người trong các mối quan hệ “tam cương, ngũ thường”. Các mối quan hệ này phản ánh tính chất hai mặt của một vấn đề, bên cạnh việc các gia đình được củng cố mối quan hệ, trật tự xã hội được duy trì - ổn định thì nó còn cho thấy sự cứng nhắc, khô khan, mâu thuẫn, bất bình đẳng đối với người phụ nữ, với những người kẻ dưới. Dựa vào tư tưởng của Khổng Tử chế độ phong kiến duy trì và củng cố quyền lực để cai trị xã hội ổn định. Trải qua hàng nghìn năm, xã hội phong kiến tồn tại được là do lấy tư tưởng của Khổng Tử làm cơ sở lý luận.Thiếu tính răn đe trong quản lý. Nội dung thuyết Đức trị có hạn chế là vị thế và vai trò của pháp chế và lợi ích kinh tế đối với xã hội không được coi trọng.Trường phái tư tưởng quản lý của Khổng Tử chỉ đề ra nguyên lý, không cụ thể hóa thành thao tác và quy trình. Một số phương pháp ảo tưởng, không thực tế và có phần duy tâm.Đức trị dựa vào giáo hóa, dựa vào tư tưởng để giải quyết vấn đề. Như vậy hiệu quả sẽ nhìn thấy chậm. Nhất là hình thành đạo đức nếp sống lý tưởng, xây dựng quan niệm giá trị chung thì mất thời gian, quyết không thể một sớm, một chiều.Có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Chính tư tưởng của Nho giáo đã tạo ra sự phân biệt và hình thành tư tưởng “trọng nam kinh nữ” một cách khắc nghiệt. Trong cuốn “Luận ngữ” chỉ có một lần duy nhất Khổng Tử nhắc đến người phụ nữ. Ông nói: “Duy ngữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (tạm dịch: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khóa giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xã thì họ oán hận”). Theo quạn điểm đó Khổng Tử xếp phụ nữ cùng một hangj với bọn tiểu nhân, khó có thể nuôi dưỡng hay dậy dỗ được. Chính vì vậy, Khổng Tử đã khuyên học trò: “Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho” (tạm dịch:”Ngươi làm nho Quân tử, đừng làm nho tiểu nhân”), nhiều người sau này cho rằng Khổng Tử có ý kỳ thị, thành kiến với phụ nữ. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có lý do riêng do lịch sử thời thế sinh thời, hoàn cảnh nhân.Tư tưởng về lễ trong quan niệm của đạo Nho là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ; lễ đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trì trệ.Điều này nói lên rằng, tư tưởng Nho giáo mang tính bảo thủ, tiêu cực, phản lịch sử. Khổng Tử đã từng nói: “ Ta theo lễ của nhà Chu vì lễ đó rực rỡ lắm thay” và ông luôn mong xã hội lúc đó quay về thời đại Nghiêu, Thuấn. Khách quan mà đánh giá, thì hạn chế trên của Nho giáo có nguyên nhân từ thực tế lịch sử. Bởi vì, Khổng Tử sống trong thời đại xã hội loạn lạc, người ta tranh giành nhau, chém giết nhau không từ một thủ đoạn tàn ác nào để tranh bá, tranh vương, để có bổng lộc chức tước. Ông hoài cổ, muốn quay ngược bánh xe lịch sử cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chính mặt hạn chế này của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ít người ở các nước phương Đông, nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.