Ứng dụng và nguồn gốc của thuyết tam tài, ứng dụng và nguồn gốc của thuyết ngũ hành
2 câu trả lời
* Ngũ hành là 5 tác nhân để tạo nên sự vật gồm: mộc (gỗ), hỏa (lửa), thổ (đất), Kim (không khí), thủy (nước).
- Phái âm dương gia: là trường phái tư tưởng ra đời vào thời Chiến Quốc, trường phái này dựa vào thuyết này để thích sự biến hóa trong giới tự nhiên và sự phát triển của xã hội
=> Phái âm dương nêu ra quy luật: về mối quan hệ tương sinh, tương thắng của Ngũ hành. Tương sinh là sinh ra nhau: mộc sinh hỏa-> hỏa sinh thổ-> thổ sinh kim-> kim sinh thủy -> thủy sinh mộc. Tương thắng là chống nhau, cụ thể là : Mộc thắng Thổ, Thổ thắng Thủy, thủy thắng hỏa, hỏa thắng kim, kim thắng mộc
- Ngũ hành ứng với nhiều thứ khác: 4 mùa (xuân : mộc; hạ: hỏa, thổ (giữa hạ và thu), kim (mùa thu), thủy (mùa đông); ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ âm, 10 can và các con số
- Đến thờ Tây Hán thuyết âm dương ngũ hành được Đổng Trọng Thư bổ sung, do đó càng có ảnh hưởng lâu dài trong tư tưởng triết học của cả TQ và Việt Nam
=> Ứng dụng hiện nay: thuật bói toán, xem hướng nhà...
* Thuyết tam tài: là thuyết nói đến là ba yếu tố cơ bản trong vũ trụ Thiên - địa - nhân:
- Thiên: có 3 nghĩa: chỉ cõi trời đất không trung; chỉ định luật thiên nhiên "trời đất giao động mà vạn vật phát sinh"; thiên có ngôi vị, có ý chí
- Địa :
+ theo quan niệm phổ thông: là 1 khối vật chất ở dưới con người đối lập với Thiên
+ theo nghĩa vũ trụ luận: là một cõi mênh mông thuộc thiên nhiên luôn luôn hòa đồng với thiên để phát sinh những hiện tượng trong vũ trụ và nắm giữ nhịp sinh hóa của vũ trụ
+ địa có tính cách tâm linh, mnag 1 ý nghĩa không hẳn linh thiêng, nhưng có thể tiếp xúc với linh thiêng, làm căn cứ cho linh thiêng
- Nhân: là yếu tố quan trọng vì là giao điểm của thiên và địa. "Con người là sức mạnh của Trời, đất là giao điểm của âm - dương, là điểm quy hội của quỷ thần, và là tú khí của ngũ hành"
=> Tác dụng: cả ba nguyên tố hợp thành để phát sinh muôn vật, trong cuộc sinh hóa mỗi nguyên tố lại có tác vụ riêng " trời sinh, đất dưỡng, người hoàn thành". Đổng Trọng Thư giải thích " trời đất người là gốc rễ của muôn loài, trời sinh ra, đất nuôi dưỡng, người hoàn thành"
ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ
QUAN TRUNG HOA
a) Lược sử:
Thuyết âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.
Theo truyền thuyết, người đầu tiên nhận thức được các lẽ âm dương biến hoá của Trời Đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỷ trước Tây lịch), người minh thị đề cập đến cái dụng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khoảng 22 thế kỷ trước Tây lịch).
Đến thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông) có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào Kinh Dịch, đã phổ biến hết tinh thần và công dụng của Âm dương, ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn cả vào việc người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễm như người khai sáng ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý Số do các học giả đời Tống sau này sáng lập.
Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch - 20 Tây lịch) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.