Tuần 27: Bài tập ôn về sự nở vì nhiệt của chất rắn –lỏng –khí Câu 1:Kích thước của một vật rắn thay đổi như thế nào khi nhiệt độ của vật tăng lên hoặc giảm đi? Câu 2:Khi nhiệt độ tăng như nhau, các vật rắn có hình dạng, kích thước ban đầu giống nhau nhưng chất liệu cấu tạo khác nhau có giãn nở như nhau hay không? Câu3:Một quả cầu kim loại được đun nóng thì đại lượng nào sau đây của quả cầu không thay đổi A. Thể tích B. Chu vi C.Đường kính D.Khối lượng Câu 4 :Để gắn quai (tay cầm) vào thân nồi bằng nhôm người ta thường dùng đinh tán A.Bằng kim loại có sự nở vì nhiệt lớn hơn nhôm B.Bằng nhôm đểcó sự nở vì nhiệt giống với nồi C.Bằng kim loại có sự nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm D.Bằng hợp kim có sự nở vì nhiệt rất ít Câu 5:Tại sao khi nối các thanh ray của đường tàu hỏa người ta phải chừa khe hở? Câu 6:Tại sao một gối đỡ ở đầu cầu bằng thép phải đặt lên các con lăn? Câu 7:Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ bị vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Câu 8:Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn song mà không làm tôn phẳng? Câu 9:Một quảcâu bằng nhôm bịkẹt trong một vòng bằng sắt. Để tách quả cầu ra khỏi vòng, học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và cái vòng. Theo em bạn làm như vậy đúng không? Tại sao? Câu 10: Hiện tượng nào xảy ra khi đun nóng một vật rắn. Chọn kết quả đúng: A.Khối lượng vật tăng B.Thểtích vật tăng C.Khối lượng riêng vật tăng D.Khối lượng riêng vật giảm Câu 11:Tại sao khi đun nước ta không đổ nước đầy ấm? Câu 12:Tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đổ thật đầy chai? Câu 13:Nhiệt kế là gì? Có những loại nhiệt kế nào? Câu 14:Các loại nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì? Câu 15:Tại sao quả bóng bàn bị bẹp (bị móp), khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? Câu 16:Trong các cách sắp xếp các chất nởvì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào sắp xếp đúng: A.Rắn, lỏng, khí B.Rắn, khí, lỏng C.Khí, lỏng, rắn D.Khí, rắn, lỏng Câu 17 :Điền từ: Với cùng một thể tích và nhiệt độ như nhau thì các chất khí khác nhau nở vì nhiệt....................................... Còn các chất lỏng và chất rắn khác nhau nở vì nhiệt......................................... Chất khí nở vì nhiệt..................nhất, chất rắn nở vì nhiệt.................. nhất. Câu 18: Tại sao khi để xe ngoài trời nắng nóng thì thường bị nổ lốp xe? Câu 19: Hãy giải thích vì sao không khó nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? Câu 20: Có 2 bình đựng khí Oxi và khí Nitơ có cùng thể tích ban đầu và đều được tăng nhiệt độ đến 40oC. Hỏi khí nào nở ra vì nhiệt nhiều hơn ? Vì sao?

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:Kích thước của vật rắn tăng lên khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Câu 2:Khi nhiệt độ tăng như nhau, các vật rắn có hình dạng, kích thước ban đầu giống nhau nhưng chất liệu cấu tạo khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.

 Câu 3. A. Thể tích

 Câu 4. B.Bằng nhôm đểcó sự nở vì nhiệt giống với nồi

 Câu 5. Chừa khe hở để khi thanh ray nóng lên, nở ra thì không bị cong, hỏng đường ray.

 Câu 6. Một gối đỡ ở đầu cầu bằng thép phải đặt lên các con lăn để khi bị nóng lên nở ra hay lạnh đi hay co lại cầu không bị nứt gãy.

 Câu 7. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ bị vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nên phần trong bị nóng nở ra còn phần ngoài chưa nóng kịp, nở ra nên cốc bị vỡ.

 Câu 8. Các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn song mà không làm tôn phẳng để khi bị nóng lên, tôn nở ra không làm bật đinh cố định tôn.

 Câu 9. Để tách quả cầu ra khỏi vòng, học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và cái vòng. Theo em bạn làm như vậy là chưa đúng vì vòng nhôm và quả cầu đều nở ra. 
Cách làm đúng là chỉ hơ nóng cái vòng.

 Câu 10. B.Thểtích vật tăng

 Câu 11. Khi đun nước không đổ đầy nước vì khi nóng lên, nước nở ra và tràn ra ngoài ấm.

 Câu 12. Khi đóng chai nước ngọt không đóng đầy chai để khi bảo quản, cấy giữ có thể nước trong chai nóng lên, nở ra làm bật nắp chai.

  Câu 13. Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ.

 Có các loại nhiệt kế như: nhiệt kế y tế, nhiệt kế dầu, nhiệt kế thuỷ ngân, ...

 Câu 14. Các loại nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất.

 Câu 15. Quả bóng bàn bị bẹp (bị móp), khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra đẩy quả bóng phồng lại.

 Câu 16. C.Khí, lỏng, rắn

 Câu 17. Với cùng một thể tích và nhiệt độ như nhau thì các chất khí khác nhau nở vì nhiệt GIỐNG NHAU.

Còn các chất lỏng và chất rắn khác nhau nở vì nhiệt KHÁC NHAU.

Chất khí nở vì nhiệt NHIỀU nhất, chất rắn nở vì nhiệt ÍT nhất.

 Câu 18. Xe ngoài trời nắng nóng thì thường bị nổ lốp xe vì không khí trong ruột xe nóng lên, nở ra làm nổ ruột xe.

 Câu 19. Không khí nóng thì nở ra, thể tích tăng mà khối lượng không đổi nên khối lượng riêng giảm, do đó nó nhẹ hơn.

 Câu 20. Hai khí nở vì nhiệt giống nhau vì các chất khí nở vì nhiệt giống nhau.

 

Đáp án:

Tuần 27: Bài tập ôn về sự nở vì nhiệt của chất rắn –lỏng –khí

Câu 1:Kích thước của một vật rắn thay đổi như thế nào khi nhiệt độ của vật tăng lên hoặc giảm đi?

Nhiệt độ của vật tăng lên => vật nở to ra

Nhiệt độ của vật giảm xuống => kích thước của vật co lại => nhỏ lại 

Câu 2:Khi nhiệt độ tăng như nhau, các vật rắn có hình dạng, kích thước ban đầu giống nhau nhưng chất liệu cấu tạo khác nhau có giãn nở khác nhau 

Câu3:Một quả cầu kim loại được đun nóng thì đại lượng nào sau đây của quả cầu không thay đổi

A. Thể tích

 B. Chu vi 

C.Đường kính

 D.Khối lượng

Câu 4 :Để gắn quai (tay cầm) vào thân nồi bằng nhôm người ta thường dùng đinh tán

A.Bằng kim loại có sự nở vì nhiệt lớn hơn nhôm

B.Bằng nhôm đểcó sự nở vì nhiệt giống với nồi

C.Bằng kim loại có sự nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm

D.Bằng hợp kim có sự nở vì nhiệt rất ít 

Câu 5:Tại sao khi nối các thanh ray của đường tàu hỏa người ta phải chừa khe hở?

Vì để khi trời nóng,gặp nhiệt độ cao => các thanh ray nở ra cũng không bị phá vỡ kết cấu của đường ray => gây hư hại 

Câu 6:một gối đỡ ở đầu cầu bằng thép phải đặt lên các con lăn để khi bị nóng lên nở ra hay lạnh đi hay co lại cầu không bị nứt ra gây hư hỏng 

Câu 7:Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ bị vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?  

Vì Thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước nóng vào thuỷ tinh thì phần trong và ngoài của thuỷ tinh nở ra không đồng đều => thuỷ tinh cành dày thì nở lại càng không đồng đều => dễ  nứt vỡ 

Câu 8:Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn song mà không làm tôn phẳng?

Vì nếu như trời nóng lên => nhiệt độ cao => các tấm tôn nở ra vẫn đủ diện tích giãn nỡ mà đinh đóng ở tôn không bị bong ra 

Câu 9:Một quảcâu bằng nhôm bịkẹt trong một vòng bằng sắt. Để tách quả cầu ra khỏi vòng, học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và cái vòng. Theo em bạn làm như vậy đúng không? Tại sao?

Bạn học sinh làm như vậy là không đúng,vì nếu hơ nóng cả quả cầu và cái vòng thì nhôm nở nhiều hơn sắt nên quả cầu nở nhiều hơn cái vòng => 

Quả cầu càng bị kẹt chặt hơn trong cái vòng 

Câu 10: Hiện tượng nào xảy ra khi đun nóng một vật rắn. Chọn kết quả đúng:

A.Khối lượng vật tăng

B.Thểtích vật tăng

C.Khối lượng riêng vật tăng

D.Khối lượng riêng vật giảm

Khi đun nóng một vật thì thể tích của vật tăng dẫn đến khối lượng riêng của vật giảm theo ct $D=\dfrac{m}{V} $

Câu 11:Tại sao khi đun nước ta không đổ nước đầy ấm?

Vì khi nước sôi mà đổ đầy ấm thì nước sẽ nở ra và trào ra ngoài 

Câu 12:Tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đổ thật đầy chai?

Vì trong quá trình vận chuyển,nếu đi qua các nơi nóng nực thì nếu đong đầy chai,nước ngọt sẽ nở ra ngoài => bung nắp => gây thiệt hại 

Câu 13:Nhiệt kế là gì? Có những loại nhiệt kế nào?

Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ 

Có các lại nhiệt kế như : nhiệt kế y tế ,nhiệt kế thuỷ ngân,..

Câu 14:Các loại nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì?

sự nở vì nhiệt của các  chất 

Câu 15:Tại sao quả bóng bàn bị bẹp (bị móp), khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?

Vì khi bị xẹp,không khí vẫn ở trong quả bóng bàn,khi nhúng vào nước nóng,nhiệt độ cao => không khí trong quả bóng nở ra => quả bóng phồng lên 

Câu 16:Trong các cách sắp xếp các chất nởvì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào sắp xếp đúng:

A.Rắn, lỏng, khí

B.Rắn, khí, lỏng

C.Khí, lỏng, rắn

D.Khí, rắn, lỏng

Câu 17 :Điền từ:

Với cùng một thể tích và nhiệt độ như nhau thì các chất khí khác nhau nở vì nhiệt...............Như nhau........................

Còn các chất lỏng và chất rắn khác nhau nở vì nhiệt.......................khác nhau..................

Chất khí nở vì nhiệt..........nhiều........nhất, chất rắn nở vì nhiệt..........ít........ nhất.

 Câu 18: Tại sao khi để xe ngoài trời nắng nóng thì thường bị nổ lốp xe?

Vì khi trời nắng nóng thì không khí lốp xe nở ra => nhưng lốp xe nở ra ít hơn => nổ lốp xe

Câu 19: Hãy giải thích vì sao không khó nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Vì cùng một khối lượng mà $D=\dfrac{m}{V} $ ,không khí nóng có thể tích lớn hơn => khối lượng riêng lớn hơn

Không khí lạnh có thể tích nhỏ hơn => khối lượng riêng nhỏ hơn

Câu 20: Có 2 bình đựng khí Oxi và khí Nitơ có cùng thể tích ban đầu và đều được tăng nhiệt độ đến 40oC. Hỏi khí nào nở ra vì nhiệt nhiều hơn ? Vì sao? 

Hai khí nở vì nhiệt như nhau vì chất khí nở vì nhiệt như nhau 

Giải thích các bước giải: