"Trường Sơn đông, Trường Sơn tây. Bên nắng đổ, bên mưa quây". Hai câu trên nói về hiện tượng thời tiết nào? giải thích?
2 câu trả lời
* Giải thích
- Vùng núi Trường Sơn Bắc chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
- Gió mùa mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc khi qua vịnh Bắc Bộ trở nên lạnh ẩm gây mưa ở sườn đón gió ( phía Đông Trường Sơn ) qua Tây Trường Sơn khô nóng, không mưa
- Gió mùa mùa hạ với khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam gây mưa ở sườn đón gió ( Tây Trường Sơn ) qua Đông Trường Sơn khô nóng, không mưa ( gió phơn Tây Nam hay gió Lào )
Giải thích :
Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió Sơn Tây nam hay còn gọi là gió Lào