Trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxay những nhân vật nào đã tham gia và có vai trò gì với quá trình diễn biến của các sự việc
2 câu trả lời
1. Về khái niệm sử thi
Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
Có hai tiểu loại sử thi dân gian:
- Sử thi thần thoại là loại sử thi kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc, các vùng cư trú thời cổ đại của họ hoặc cũng có khi kể về sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu. Ở nước ta có một số bộ sử thi tiêu biểu cho tiểu loại này như: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Ẳm ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mơ-nông),….
- Sử thi anh hùng là những câu chuyện kể về cuộc đời và những chiến công hiển hách của người anh hùng – người đại diện cao nhất cho sự giàu có, quyền lực, sức mạnh và ước mơ của cộng đồng người thời cổ đại. Các tác phẩm tiêu biểu trong tiểu loại này là: Đăm Săn, Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Ê- đê); Đam Noi (Ba- na),…. Trong số những tác phẩm này thì tác phẩm được biết đến rộng rãi và nổi tiếng hơn cả là sử thi Đam Săn.
2. Về đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đam Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên(Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đam Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đam Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai, của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn.
Đoạn trích ngợi ca cuộc chiến đấu của Đam Săn. Đó là cuộc chiến đấu vì danh dự, vì hạnh phúc gia đình và hơn nữa vì cuộc sống bình yên và sự phồn vinh của thị tộc. Đoạn trích này tiêu biểu cho những đặc trưng của thể loại sử thi anh hùng.
âu 1: Đoạn trích gồm nhiều tình tiết kế tiếp nhau. Nội dung của mỗi tình tiết là các sự kiện và hành động của nhân vật. Hãy tóm tắt mỗi tình tiết bằng một câu vằ sắp xếp theo trật tự trước sau của truyện kể.
Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng Mtao Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay.
Đăm Săn dọa phá nhà. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao Mxây nhận lời thách đấu với điều kiện Đăm Săn không được đâm lén khi hắn bước xuống bậc cầu thang. Đăm Săn đồng ý.
Bước vào cuộc chiến:
Hiệp đấu thứ nhất:
Hai bên lần lượt múa khiên
Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
Đăm Săn múa sau: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi.
Kết quả hiệp đấu: Mtao Mxây chạy khắp nơi để tránh đường khiên Đăm Săn múa.
Hiệp đấu thứ hai:
Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão, cây giáo đâm liên tiếp Mtao Mxây nhưng không thủng.
Kết quả:
Đăm Săn nhờ sự trợ giúp của Ông Trời đã cắt được đầu của Mtao Mxây.
Dân làng Mtao Mxây nhất loạt đi theo Đăm Săn về ngôi làng
Câu 2: Những nhân vật nào đã tham gia vào các sự kiện và thực hiện các hành động trên đây? Mỗi nhân vật ấy có vai trò gì đối với quá trình diễn biến của các sự kiện?
Các nhân vật tham gia vào các sự kiện và thực hiện các hành động trong câu chuyện là Đăm Săn, Mtao Mxây, Hơ Nhị - vợ của Đăm Săn, Ông Trời, dân làng, tôi tớ của Đăm Săn và của Mtao Mxây.
Mỗi nhân vật đều có vai trò nhất định đối với quá trình diễn biến của các sự kiện:
Đăm Săn là nhân vật trung tâm, chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện.
Mtao Mxây: là nguyên nhân gây ra cuộc xung đột, là đối thủ của nhân vật trung tâm.
Hơ Nhị và Ông Trời: giúp sức và trợ lực cho Đăm Săn...
Câu 3: Nêu những tình tiết và những lời nói của các nhân vật trong đoạn trích chứng tỏ cuộc chiến đấu của Đăm Săn tuy có mục đích riêng (giành lại vợ) nhưng lại có tầm ý nghĩa và quan trọng đối với lợi ích của toàn thể cộng đồng.
Điều này được thể hiện qua lời nói và hành động của các nhân vật :
Về lời nói: Đăm Săn kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình sau khi đánh thắng tù trưởng của họ, nói với dân làng và tôi tớ làm lễ cúng thần linh, ăn mừng chiến thắng.
Về hành động, chi tiết miêu tả các nhân vật: Tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây tự nguyện đi theo Đăm Săn, cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng,…
Câu 4: Trong đoạn trích này có hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của nhân vật. Hãy nêu ví dụ về hai loại ngôn ngữ ấy.
Trong ngôn ngữ của nhân vật có nhiều chỗ sử dụng các loại câu mệnh lệnh, câu kêu gọi. Trong ngôn ngữ của người kể chuyện có dạng ngôn ngữ của đối thoại với người nghe (ví dụ: “Bà con xem…”, “Thế là, bà con xem…”. Những loại câu như vậy đã có tác động tới người nghe sử thi như thế nào?
Trong ngôn ngữ của nhân vật có nhiều chỗ sử dụng các câu mệnh lệnh mang âm hưởng hiệu triệu, vang vọng. Dạng lời này có tác dụng lôi cuốn người nghe nhập cuộc, đồng thời góp phần bộc lộ trực tiếp thái độ, sự phấn khích mang sắc thái diễn xướng của sử thi anh hùng, nó tạo sự giao tiếp sử thi, khơi gợi mối đồng cảm cộng đồng, giao hòa sử thi.
Câu 5: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong sử thi là so sánh và phóng đại. Hãy dẫn các ví dụ và phân tích ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp ấy trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật anh hùng và nghệ thuật tạo dựng khung cảnh hoành tráng của sử thi.
Nghệ thuật so sánh, cường điệu hồn nhiên. Các đối tượng so sánh thật cụ thể nhưng thật gợi cảm. Đoàn nô lệ đi theo Đăm Săn thật đông thể hiện niềm vui chiến thắng.
Họ như bầy cà tong (như hươu sao), đặc như bầy... nhưng không phải lao vào chỗ chết, có sức mạnh như mối như kiến (sức mạnh đoàn kết).