Trong phòng thí nghiệm có các lọ mất nhẫn, mỗi lọ chứa một chất rắn trong số các chất rắn sau: Na2SO4, BaCO3, Na2CO3, NaCl, MgCO3. Không được đun nóng, chỉ được dùng thêm dung dịch HCl loãng làm thuốc thử, trình bày phương pháp để nhận biết 5 lọ hóa chất trên và viết PTHH của các phản ứng xảy ra (các dụng cụ cần thiết đều có đủ).
2 câu trả lời
Đáp án+Giải thích các bước giải:
- B1: Đánh số vào trích mổi lọ một ít rồi cho từng ống nghiệm riêng biệt để thử:
- B2: Cho dd HCl vào từng ống nhiệm Na2SO4, BaCO3, Na2CO3, NaCl, MgCO3:
+ Ống nghiệm nào xuất hiện khí không màu là BaCO3, Na2CO3, MgCO3
2HCl+BaCO3→BaCl2+H2O+CO2
2HCl+Na2CO3→H2O+2NaCl+CO2
2HCl+MgCO3→H2O+MgCl2+CO2
+ Ống nghiệm nào không có hiện tượng là Na2SO4, NaCl
- B3: Cho hai Na2SO4, NaCl vào các ống nghiệm BaCl2, NaCl , MgCl2 ta có bảng:
BaCl2 NaCl MgCl2
Na2SO4 BaSO4 ------ ------
NaCl ------- ------ - ------
+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2 và chất cho vào là Na2SO4.
( Phân biệt được Na2SO4, NaCl)
BaCl2+Na2SO4→2NaCl+BaSO4
+ Ống nghiệm nào không có hiện tượng là NaCl, MgCl2
- B4: Điện phân dd NaCl ta thu được NaOH
2H2O+2NaCl dpddcmn -> Cl2+H2+2NaOH
- B5: Cho NaOH vào hai lọ NaCl, MgCl2
+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là MgCl2
2NaOH+MgCl2→Mg(OH)2+2NaCl
+ Ống nghiệm nào không có hiện tượng là NaCl
#Vấp ngã ở đâu đứng dậy ở đó!!!
#Chúc bạn học tốt!
#Hoidap247
Bạn tham khảo!
Nhận biết $Na_2SO_4, BaCO_3, Na_2CO_3, NaCl, MgCO_3$
$\text{Bước 1)}$
$\rightarrow$ Trích từng chất rắn một ít vào ống nghiệm rồi đánh số
$\text{Bước 2)}$
$\rightarrow$ Cho $HCl$ vào từng ống rồi quan sát:
$+)$ Có khí không màu thoát ra: $BaCO_3, Na_2CO_3, MgCO_3$ (Nhóm $A$)
$BaCO_3+2HCl$ $\rightarrow$ $BaCl_2+H_2O+CO_2$
$Na_2CO_3+2HCl$ $\rightarrow$ $NaCl+H_2O+CO_2↑$
$MgCO_2+2HCl$ $\rightarrow$ $MgCl_2+H_2O+CO_2↑$
$+)$ Không hiện tượng: $Na_2SO_4, NaCl$ (Nhóm $B$)
$\text{Bước 3)}$
$\rightarrow$ Loại bỏ khí thu được ở nhóm $A$ và chỉ thu được phần nước lọc sau đó cho tác dụng với nhóm $B$
$+)$ Cặp chất tạo kết tủa trắng: $BaCO_3(BaCl_2) ($A$)$ và $Na_2SO_4$
$BaCl_2+Na_2SO_4$ $\rightarrow$ $BaSO_4↓+2NaCl$
$+)$ Chất ở nhóm $B$ không xảy ra hiện tượng: $NaCl$
$+)$ Những chất còn lại không có hiện tượng: $Na_2CO_3(NaCl)$
$MgCO_3(MgCl_2)$ (Nhóm $C$)
$\text{Bước 4)}$
$\rightarrow$ Cuối cùng ta sẽ cho phần $Na_2CO_3$ chưa phản ứng tác dụng với phần nước lọc của $MgCO_3$ là $MgCl_2$ và cho phần $MgCO_3$ chưa phản ứng tác dụng ngược lại với phần nước lọc của $Na_2CO_3$ là $NaCl$ rồi quan sát:
$+)$ Nếu tạo kết tủa: Chất rắn ban đầu là $Na_2CO_3$ và phần nước lọc là $MgCl_2$
$MgCl_2+Na_2CO_3$ $\rightarrow$ $MgCO_3↓+2NaCl$
$+)$ Nếu không hiện tượng: Chất rắn ban đầu là $MgCO_3$ và phần nước lọc là $NaCl$