Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? Xác định phép điệp, phép so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó? Việc phối thanh ở các tiếng cuối mỗi nhịp trong câu văn: Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. thể hiện như thế nào và đem lại hiệu quả nghệ thuật ra sao? Đặt nhan đề cho văn bản.

2 câu trả lời

1/ PTBĐ: tự sự

2/ Đoạn văn là khung cảnh trước khi hai chị em Việt và Chiến dời bàn thơ ba má sang nhà chú Năm. Ở đó vang lên giọng hò chứa đựng trong đó những giá trị đạo lí, tình nghĩa, thủy chung.

3/ Phép so sánh: câu hò như một hiệu lệnh...như một lời thề dữ dội, phép điệp ngữ: câu hò đã làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, nhấn mạnh câu hò chứa đựng bao giá trị đạo lí tốt đẹp.

4/ Việc phối thanh gửi gắm tâm sự của một con người yêu nước, căm thù giặc, vang lên như một hiệu lệnh: hiệu lệnh tòng quân, hiệu lệnh lên đường.

- Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính.

- Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà. 

- Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái.Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con.

-Mỗi câu, việc phối thanh được phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, kết thúc câu đầu là "ngày" là thanh có âm vực thấp, bắt đầu câu 2 là từ "bắt" có âm vực cao. tương tự "chói chang" là âm vực cao và "rồi" là là âm vực thấp, "vỡ ra" âm vực cao -cao-cao-cao.

@chiichii2

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm