Trong giai đọan chủ nghĩa đế quốc tình hình chính trị, ngoại giao của Nhật Bản có nét gì nổi bật? Nhận xét.
1 câu trả lời
Đế quốc Nhật Bản hay Đại Nhật Bản Đế quốc (Kanji mới: 大日本帝国, Kanji cũ: 大日本帝國, Kana: だいにっぽんていこく, だいにほんていこく, Dai Nippon Teikoku) là một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ cuộc cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành vào năm 1947[4]
Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu hiệu Fukoku Kyōhei (富國強兵, phú quốc cường binh) đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân. Tình hình kinh tế và chính trị hỗn loạn trong thập niên 1920 đã dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt, và đỉnh điểm là việc Nhật Bản gia nhập phe Trục rồi đi chinh phạt phần lớn vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Sau một vài thắng lợi lớn trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) và Chiến tranh Thái Bình Dương, đế quốc Nhật Bản cũng đã phải đón nhận tai tiếng vì những tội ác chiến tranh gây ra đối với nhân dân các lãnh thổ xâm chiếm. Tuy nhiên, giai đoạn thành công trôi qua là hàng loạt thất bại kéo đến. Theo sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến và tấn công vào Mãn Châu, cùng hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, đế quốc đã phải đầu hàng trước quân Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Tiếp đến là thời kỳ Đồng minh chiếm đóng, và với việc hiến pháp mới được tạo lập vào năm 1947, quyền lực của Thiên Hoàng bị phế bỏ và chỉ còn có tính biểu tượng. Đế quốc Nhật Bản chính thức tan rã.