Trong chuyện cổ tích các nhân vật anh hùng thường dùng phép thuật để tiêu diệ kẻ thù ! Còn em đã dùng thứ gì để bảo vệ mình trước dịch covid Hãy thuyết minh về đồ dùng đó ( có thể chép mạng nhé )

2 câu trả lời

CÓ THỂ THAM KHẢO BẠN NHÉ

Dịch Covid-19 đang hoành hành, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến kinh tế và đời sống xã hội của con người. Một trong những vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và tính mạng con người? Chiếc khẩu trang y tế là vũ khí vô cùng lợi hại để chúng ta chống lại virus nguy hiểm này. Vậy khẩu trang y tế là gì và chúng hữu ích như thế nào? Tôi và bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khẩu trang y tế là vật dụng dùng để che chắn, bảo vệ vùng mặt, các bộ phận như mũi, miệng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm xâm nhập vào cơ thể con người. Khẩu trang y tế được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

Chiếc khẩu trang y tế đầu tiên được ra đời trong thời điểm dịch hạch tàn phá con người nghiêm trọng. Năm 1619, Charles de Lorme đã nghiên cứu cho ra đời chiếc khẩu trang làm từ những thanh gỗ thông vót mỏng, được uốn khéo léo thành hình dạng như chiếc mỏ của loài chim. Vào năm 1827, bác sĩ Fernandez Carlos đã tạo ra chiếc khẩu trang dựa theo hình dáng của Hijab. Đến năm 1897, Carl Flugge Paul Berger làm khẩu trang bằng miếng băng vết thương hình chữ nhật với 6 lớp, có phần dưới được may dính vào áo măng tô còn phần trên buộc vòng qua đầu. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của các loại khẩu trang này vẫn chưa cao. Năm 1930, những chiếc khẩu trang được làm bằng nhựa trong suốt. ra đời và đến năm 1947, khi xuất hiện lại vải không dệt, những chiếc khẩu trang y tế bằng vải được sản xuất và sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Mỗi chiếc khẩu trang y tế được làm bằng nhiều lớp vải. Nhìn chung sẽ có ba phần chính, phần ngoài là lớp vải không dệt với các màu chủ đạo hay dùng là màu xanh, màu xám hoặc màu trắng hay màu đen, có định lượng 30 gram với chiều dài khoảng 17 xăng-ti-mét. Phần giữa gồm một lớp vải lọc, lớp vải này quyết định đến chất lượng khẩu trang và khả năng bảo vệ của chung. Lớp khác dùng giấy kháng khuẩn meltblown với chiều dài 17 xăng-ti-mét, định lượng 25gr. Phần trong cùng được làm tương tự như phần ngoài với chiều dài khoảng 19 xăng-ti-met. Nhờ cấu tạo với nhiều lớp vải không dệt xếp chồng lên nhau mà những chiếc khẩu trang hoạt động vô cùng hiệu quả, giúp ngăn chặn những vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy hay những hạt bụi li ti trên đường phố.

Hiện tại, có khá nhiều loại khẩu trang y tế được sử dụng. Dựa trên tiêu chí phân loại cấu tạo có thể kể đến khẩu trang y tế loại hai lớp, khẩu trang y tế loại 3 lớp, 4 lớp, 5 lớp. Mỗi loại đều có những đặc trưng và ưu điểm nổi bật, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dùng để lựa chọn loại khẩu trang phù hợp.

Ba tác dụng chính của khẩu trang y tế là ngăn khói bụi, ngăn ngừa hóa chất và chặn vi sinh vật. Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh, khẩu trang y tế là vật dụng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm virus khi tiếp xúc với người bệnh lúc trò chuyện hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi. Khẩu trang y tế giúp hạn chế khả năng lây lan virus từ tay lên miệng. Ngoài ra, khẩu trang y tế còn giúp chị em phụ nữ bảo vệ các tia Uv của mặt trời, chống đen sạm khi ra ngoài, đặc biệt là những ngày thời tiết nắng gắt.

Khi dùng khẩu trang y tế, chúng ta cần phải sử dụng đúng cách để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của nó. Đầu tiên, chúng ta phải rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, tráng sạch tay bằng nước hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn. Sau đó, xác định đúng phần trên, phần dưới, mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang, cầm quai đeo khẩu trang và đeo vào tai. Dùng tay điều chỉnh lại thanh nẹp mũi sao cho chiếc khẩu trang che kín mũi và miệng. Phải đảm bảo khi đeo vào, trên gương mặt không xuất hiện những khoảng trống, nhắt là ở sống mũi. Lưu ý là khi mang, chúng ta tuyệt đối không được sờ tay vào vì nếu bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh mà vô tình chạm vào thì lại truyền bệnh cho chính mình. Mỗi chiếc khẩu trang chỉ sử dụng một lần và vứt khẩu trang đúng nơi quy định khi dùng xong. khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh, chỉ sử dụng một lần.

Giữa "tâm bão" COVID-19, vì nhu cầu quá lớn mà giá khẩu trang bị nhiều người đẩy cao nhằm trục lợi. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận sẵn sàng tung ra những chiếc khẩu trang kém chất lượng. Điều đó thật đáng buồn! Khi mua, chúng ta cần chú ý mua khẩu trang tại các tiệm thuốc uy tin và các nơi có nguồn gốc rõ ràng. Mua khẩu trang tại nhà thuốc hoặc tạp hóa lớn để đảm bảo nguồn gốc.

Khẩu trang nói chung và khẩu trang y tế nói riêng thực sự là vật rất cần thiết, chúng ta cần sử dụng khi ra ngoài nhé ! 

Khẩu trang y tế là vật dụng dùng để che chắn, bảo vệ vùng mặt, các bộ phận như mũi, miệng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm xâm nhập vào cơ thể con người. Khẩu trang y tế được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

Chiếc khẩu trang y tế đầu tiên được ra đời trong thời điểm dịch hạch tàn phá con người nghiêm trọng. Năm 1619, Charles de Lorme đã nghiên cứu cho ra đời chiếc khẩu trang làm từ những thanh gỗ thông vót mỏng, được uốn khéo léo thành hình dạng như chiếc mỏ của loài chim. Vào năm 1827, bác sĩ Fernandez Carlos đã tạo ra chiếc khẩu trang dựa theo hình dáng của Hijab. Đến năm 1897, Carl Flugge Paul Berger làm khẩu trang bằng miếng băng vết thương hình chữ nhật với 6 lớp, có phần dưới được may dính vào áo măng tô còn phần trên buộc vòng qua đầu. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của các loại khẩu trang này vẫn chưa cao. Năm 1930, những chiếc khẩu trang được làm bằng nhựa trong suốt. ra đời và đến năm 1947, khi xuất hiện lại vải không dệt, những chiếc khẩu trang y tế bằng vải được sản xuất và sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Mỗi chiếc khẩu trang y tế được làm bằng nhiều lớp vải. Nhìn chung sẽ có ba phần chính, phần ngoài là lớp vải không dệt với các màu chủ đạo hay dùng là màu xanh, màu xám hoặc màu trắng hay màu đen, có định lượng 30 gram với chiều dài khoảng 17 xăng-ti-mét. Phần giữa gồm một lớp vải lọc, lớp vải này quyết định đến chất lượng khẩu trang và khả năng bảo vệ của chung. Lớp khác dùng giấy kháng khuẩn meltblown với chiều dài 17 xăng-ti-mét, định lượng 25gr. Phần trong cùng được làm tương tự như phần ngoài với chiều dài khoảng 19 xăng-ti-met. Nhờ cấu tạo với nhiều lớp vải không dệt xếp chồng lên nhau mà những chiếc khẩu trang hoạt động vô cùng hiệu quả, giúp ngăn chặn những vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy hay những hạt bụi li ti trên đường phố.

Ba tác dụng chính của khẩu trang y tế là ngăn khói bụi, ngăn ngừa hóa chất và chặn vi sinh vật. Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh, khẩu trang y tế là vật dụng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm virus khi tiếp xúc với người bệnh lúc trò chuyện hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi. Khẩu trang y tế giúp hạn chế khả năng lây lan virus từ tay lên miệng. Ngoài ra, khẩu trang y tế còn giúp chị em phụ nữ bảo vệ các tia Uv của mặt trời, chống đen sạm khi ra ngoài, đặc biệt là những ngày thời tiết nắng gắt.

Khi dùng khẩu trang y tế, chúng ta cần phải sử dụng đúng cách để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của nó. Đầu tiên, chúng ta phải rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, tráng sạch tay bằng nước hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn. Sau đó, xác định đúng phần trên, phần dưới, mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang, cầm quai đeo khẩu trang và đeo vào tai. Dùng tay điều chỉnh lại thanh nẹp mũi sao cho chiếc khẩu trang che kín mũi và miệng. Phải đảm bảo khi đeo vào, trên gương mặt không xuất hiện những khoảng trống, nhắt là ở sống mũi. Lưu ý là khi mang, chúng ta tuyệt đối không được sờ tay vào vì nếu bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh mà vô tình chạm vào thì lại truyền bệnh cho chính mình. Mỗi chiếc khẩu trang chỉ sử dụng một lần và vứt khẩu trang đúng nơi quy định khi dùng xong. khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh, chỉ sử dụng một lần.

Khẩu trang nói chung và khẩu trang y tế nói riêng thực sự là vật rất cần thiết, chúng ta cần sử dụng khi ra ngoài nhé ! 

@𝐍𝐠 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐇𝐨𝐚

#𝐂𝐡𝐮́𝐜 𝐛𝐚̣𝐧 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐨̂́𝐭

Cho mình xin 5sao 1cảm ơn và Hay nhất nha

Cảm ơn bạn nhìu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm