Trình độ phát triển công nghiệp của một nước được thể hiện Như thế nào
1 câu trả lời
Nước phát triển, hay nước công nghiệp là một quốc gia có nền kinh tế, trình độ công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng tốt hơn các nước khác, được biểu hiện thông qua các chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP), tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP), thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income - PCI), mức độ công nghiệp hóa, số lượng cơ sở hạ tầng và mức sống chung, Tuy nhiên, việc xác định cụ thể độ phát triển của một quốc gia vẫn còn là chủ đề đang gây tranh cãi.
Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Canada.
Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước đang phát triển. Điều này khiến nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vào năm 2006, thế giới có 29 nước thành viên của mình là các nước công nghiệp (IMF gọi họ là các nước tiên tiến). Có 7 nước tiên tiến lớn (hay còn được gọi là G7), đó là: Anh, Canada, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Pháp. 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác còn lại bao gồm: Hàn Quốc, Úc, Síp, Đan Mạch, Hồng Kông, Iceland, Israel, New Zealand, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Ngoại trừ Hồng Kông và Đài Loan, các nước này cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Cả 29 nước và lãnh thổ đều được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao.