Trình bày sơ đồ bộ máy nhà nước phong kiến VN thế kỉ 18 . So sánh với cấu trúc bộ máy nhà nước ta hiện nay
1 câu trả lời
Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được 12 sứ quân
Năm 979, Đỗ Thích ám hại Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn.
Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi xưng là Đại Hành Hoàng Đế (Lê Đại Hành).
Năm 981, quân Tống ồ ạt tấn công Đại Cồ Việt theo cả hai đường thủy, bộ.
Năm 1005, Lê Hòan chết, các con của ông tranh nhau giành ngôi báu.
Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. Được sự ủng hộ của nhiều người, Lý Công Uẩn tự xưng vua (Lý Thái Tổ) lập ra triều đại nhà Lý kéo dài 216 năm với 9 đời vua (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hòang).
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về thành Đại La.
Năm 1072, Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 6 tuổi.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt chủ trương "đánh phủ đầu" quân Tống để tự vệ trước bèn tập trung 10 vạn quân thủy bộ chia làm hai đường đánh sang đất Tống với mục đích phá hủy các kho dữ trữ lương thảo hậu cần nằm ở Ung Châu và Khâm Châu, Liêm Châu mà nhà Tống đang chuẩn bị để phục vụ cho cuộc xâm lược nước ta.
Năm 1076, tháng 3, sau sáu tháng tiến công, quân ta đã đạt được mục đích và rút về nước cũng là đề phòng bị đánh úp
Năm 1076, tháng 8, sau khi củng cố lực lượng, nhà Tống đem 30 vạn quân chia hai đường thủy, bộ bắt đầu xâm lược nước ta và cũng là để trả thù cho sự kiện ở trên.
Năm 1077, tháng 1, quân Tống đến phòng tuyến Như Nguyệt và bị chặn đứng ở đó.
Từ 1138, triều Lý có dấu hiệu suy yếu do các vua đều lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bị chết yếu,... quyền hành rơi vào tay ngọai tộc vốn lắm kẻ gian tham, bất tài, hại dân
Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, 7 tuổi.
Năm 1226, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh (Trần Thái Tông), cháu của Trần Thủ Độ, khi ấy cũng mới 8 tuổi.
Năm 1258, quân Mông Cổ xâm lược nước Đại Việt của nhà Trần
Đầu năm 1285, quân Nguyên sang xâm lược nước ta.
Cuối năm 1287, Hốt Tất Liệt gom 30 vạn quân giao Thoát Hoan chỉ huy thẳng tiến Đại Việt để báo thù.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu, và tiến hành nhiều cuộc cải cách lớn, trong đó có việc đổi tiền đồng sang tiền giấy “thông bảo hội sao”.
Năm 1406, nhà nước phong kiến bên Trung Quốc lúc này là nhà Minh cử các tướng Mộc Thạnh, Trương Phụ,… đem quân xâm lược nước Đại Ngu.
Năm 1407, Trần Ngỗi rồi Trần Quý Khoáng là quý tộc tôn thất nhà Trần, tiến hành khởi nghĩa chống quân Minh.
Năm 1418, sau khi quy tụ được nhiều hào kiệt khắp nơi trong nước, trong đó có Nguyễn Trãi, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại núi Lam (thuộc Thanh Hóa ngày nay).
Đầu năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành lại phần lớn đất nước, dồn quân Minh vào cố thủ trong 4 thành Đông Quan (Thăng Long), Chí Linh, Cổ Lộng, Tây Đô. Tướng quân Minh lúc đó là Vương Thông phải cho người về nước xin viện Binh
Đầu năm 1428, Lê Lợi làm lễ lên ngôi Hoàng Đế ở thành Đông Kinh (Thăng Long) khôi phục tên nước Đại Việt mở đầu triều đại nhà Lê.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua cho mình.
Năm 1530, Lê Ý ở Thanh Hóa nổi quân chống lại nhà Mạc.
Năm 1532, Nguyễn Kim tôn con của Lê Chiêu Tông lên làm vua (Lê Trang Tông), đóng ở Thanh Hóa, nhiều quan lại của cũ của nhà Lê cũng theo về phò tá tạo nên một triều đình mới đối lập với nhà Mạc ở phía bắc
Năm 1570, Trịnh Kiểm chết. Trịnh Tùng thay.
Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh bại nhà Mạc ở Thăng Long, thống nhất đất nước, nhà Lê khôi phục, vua Lê bấy giờ là Lê Thế Tông.
Năm 1613, Nguyễn Hoàng ở phía Nam chết.
Năm 1627, lấy cớ Nguyễn Phúc Nguyên không chịu nộp thuế, họ Trịnh đem quân vào đánh.
Năm 1771, ở Đàng Trong, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nông dân khởi nghĩa ở Tây Sơn.
Năm 1777, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn vương, đóng ở thành Đồ Bàn (Bình Định), sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đánh thành Gia Định
Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức.
Năm 1783, quân Tây Sơn đánh chiếm lại thành Gia Định, Nguyễn Ánh thua chạy trốn sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu.
Năm 1784, quân Xiêm cử Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân, 300 chiến thuyền và Chiêu Thùy Biên đem 3 vạn quân bộ cùng Nguyễn Ánh tấn công Gia Định
Đầu năm 1785, Nguyễn Ánh và quân Xiêm từ Sa Đéc tiến đánh Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cho quân mai phục, chặn đánh trên sông Mỹ Tho, đoạn ở Rạch Gầm- Xoài Mút.
Năm 1786, Nguyễn Huệ chiếm được Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, trao lại quyền hành cho vua Lê Hiển Tông
Năm 1787, Nguyễn Huệ sai Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm ra bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh cùng vua Lê bỏ chạy lên phía bắc
Năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống… đem 20 vạn quân cùng Lê Chiêu Thống tiến vào nước ta để “tiêu diệt Tây Sơn, dựng lại nhà Lê”.
Năm 1793, Nguyễn Ánh từ Gia Định đem quân đánh tới tận thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc.
Năm 1801, lợi dụng hai tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng của Tây Sơn đang đánh để giành lại thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh úp Phú Xuân, lấy được thành, vua Quang Toản chạy ra bắc.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam, mở ra triều đại nhà Nguyễn kéo dài cho tới năm 1945 qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,
Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ được chính quyền của Pháp, Nhật, lật đổ chế độ quân chủ phong kiến của nhà Nguyễn để lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một thể chế nhà nước mới mà tất cả nhân dân lao động được làm chủ đất nước, bình đẳng với nhau, không có ai bóc lột ai cả.