trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia: ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc , hy lạp , la mã

2 câu trả lời

Ai cập

1. Chữ viết Ai Cập cổ đại

Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Đó là chữ tượng hình. Đối với các khái niệm phức tạp và trừu tượng, người ta dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Lâu dần, những chữ chỉ âm tiết trở thành chữ cái. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái. Loại chữ này được dùng trong hơn 3000 năm.

Chữ viết cổ này thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy papyrus. Bút được làm từ thân cây sậy. Mực được làm từ bồ hóng.

2. Văn học Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại… Những tác phẩm tiêu biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình”… Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó.

3. Thiên văn học Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về các hành tinh như sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để đo thời gian, họ đã phát minh ra cái nhật khuê. Đó là một thanh gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được thời gian khi có ánh mặt trời. Về sau, người ta phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá  hình chóp nhọn. Nhờ vào cái đồng hồ nước này, người ta có thể xem được giờ cả ngày lẫn đêm.

Thành tựu quan trọng nhất là việc đặt ra lịch, dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.

4. Toán học Ai Cập cổ đại

Do yêu cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân ở đây đã có khá nhiều hiểu biết về toán học từ rất sớm. Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. Họ chỉ mới biết phép cộng và phép trừ, chưa biết đến phép nhân và chia. Đến thời Trung Vương quốc, mầm mống của đại số học đã bắt đầu xuất hiện. Về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số phi (φ) là 3,16. Họ cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Họ còn biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.

5. Y học Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh… Họ hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con người.

Lưỡng Hà

1. Chữ viết

Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN và là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà. 

Người Sumer đã phát minh ra chữ viết Lưỡng Hà sớm nhất. Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ – về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót nhọn 1 đầu, ấn trên phiến đất mềm tạo thành 1 đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này hợp lại thành từ. Mỗi tấm đất sét là một trang sách, đó chính là chữ tượng hình của người Ai Cập, những thứ chữ đó có hình tiết như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc hay hình đinh. Rất nhiều tộc người ở Tây Á thời cổ đại đã sử dụng loại chữ viết này, vì vậy có thể coi chữ viết do người Sumer phát minh ra là thứ chữ mẹ đẻ của nhiều chữ viết cổ khác của người Akkad, Babylon, Hatti, Atxiri, Ba Tư. Sau khi khai quật thành phố Ninivơ – Thủ đô của đế quốc Atxiri, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một thư viện lớn trong cung điện của vua Atxuabanipan, trong đó lưu trữ tới 2200 cuốn sách. Đó chính là những “trang sách” bằng đất sét, được ghi bằng loại chữ “hình đinh” Sumer.

Văn học

Cơ sở của nền văn học Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Sumer sáng tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể loại anh hùng ca. Văn học truyền miệng, dân ca có bài ca của người xay lúa, người nấu bếp, người làm bánh mì. Thể loại ngụ ngôn nhân cách hóa các con vật để khuyên răn giáo dục con người cũng khá phổ biến, ví như truyện ngụ ngôn “Cuộc tranh cãi giữa ngựa với bò”. Truyền thuyết về nạn hồng thủy và cuộc đấu tranh của thần Ninuta với loài quỷ dữ giữ nước đã phản ánh thực tế điều kiện tự nhiên vừa thuận lợi vừa dữ tợn của hai dòng cảng Tigrơ, Ơphơrát. Cũng như cuộc đấu tranh gian khổ của người dân Lưỡng Hà trong công cuộc chế ngự thiên nhiên để tồn tại và phát triển nền kinh tế nông nghiệp của mình. Văn học Lưỡng Hà chịu ảnh hưởng khá đậm nét của hệ thống tư tưởng, tôn giáo. Những bài thánh ca, ngợi khen sức mạnh và ủy quyền tuyệt đối của các thần linh đặc biệt là thần Macđúc – thần chủ của người Lưỡng Hà – khá phổ biến. Trong bài thơ “Emit và Enten”, thần Enhin đã quyết định phần thắng lợi cho người làm ruộng trong cuộc tranh cãi giữa hai người đại diện cho hai nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trong văn học, thần Macđúc luôn luôn được thể hiện là một vị thần tối cao, sáng tạo muôn loài. Thần đã chiến thắng quỷ dữ Tiamát để tạo ra thế giới. Tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà cổ đại là anh hùng ca Gilgamesh, mặc dù vẫn bị bao phủ bởi lớp màng tôn giáo, nhưng anh hùng ca Gilgamesh đã ca ngợi sức mạnh vô địch của con người, ca ngợi cái thiện và thắng lợi tất yếu của cái thiện trước cái ác. Gilgamesh là vua thành Urúc, một người khỏe mạnh, giàu nghị lực và óc sáng tạo đã kết thân với Enkidu và cùng nhau lập được nhiều chiến công. Tài năng và vẻ đẹp của chàng trai đã làm nữ thần Isơta say đắm, nhưng chỉ được đáp lại bằng sự thờ ơ. Isơta căm tức, tìm cách hại Gilgamesh. Nữ thần đã cho một đàn bò xuống tàn phá đồng ruộng Urúc, nhưng Gilgamesh và bạn chàng là Enkidu đã giết hết đàn bò thần của Isơta, bảo vệ mùa màng. Isơta càng tức giận đã làm cho Enkidu lâm bệnh, chết. Gilgamesh cô đơn, bàng hoàng, đã đi tìm thần thánh để chất vấn về sự sống chết, trường sinh bất tử. 

Tôn giáo 

Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình. Người Urúc thờ thần Anu, Eriđu thờ thần Eaua. Ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như Thần nước Ea và con trai của thần. Thần Tammu được coi như vị thần dạy bảo cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng. Thân Nêgan – Thần địa ngục – được thể hiện như một sinh vật kì dị, có sức mạnh ghê gớm: mặt người, sừng bò, mình sư tử, có cánh. Nữ thần Iara được gọi là thần mẹ, thần bảo hộ nông nghiệp và sinh sản. Thần Mặt trời Samát là thần bảo trợ luật pháp, tòa án. Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao trong toàn khu vực Lưỡng Hà của người Babylon, thời kì Hămmurabi trị vì, Thần Mácđúc đã trở thành vị thần tối cao trong toàn quốc. Bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mácđúc cai trị muôn dân. Cùng với sự tồn tại của hệ thống tôn giáo phức tạp, đa dạng, tập đoàn tăng lữ Lưỡng Hà cũng đã xuất hiện. Họ có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, xã hội của cư dân Lưỡng Hà, điều hành toàn bộ lễ nghi tôn giáo của cư dân. Đồng thời cũng là những quý tộc giàu có nhiều ruộng đất, bóc lột cư dân trong toàn quốc.

Khoa học tự nhiên

Toán học của người Lưỡng Hà phát triển khá sớm. Người Lưỡng Hà sử dụng nhiều phương pháp đếm khác nhau. Từ hệ thống đếm lấy số 5 làm cơ sở, đến hệ thống đếm lấy 60 làm đơn vị. Ngoài ra, người Lưỡng Hà cũng còn sử dụng hệ thống đếm lấy số 10 làm cơ sở (phương pháp Thập tiến vị). Người Lưỡng Hà cũng đã biết dùng số pi = 3,00 để tính diện tích và chu vi hình tròn. Họ cũng đã phát hiện ra định lí: trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. Người ta đã tìm thấy những cuốn sách ghi lại các bài tập toán học của người Lưỡng Hà theo nhiều phép tính khác nhau như tính sản lượng thu hoạch ở các khoảnh ruộng có diện tích khác nhau; tính thời gian cần thiết để đào 4 cái hồ chứa nước có độ sâu khác nhau… Về thiên văn học, người Lưỡng Hà đã có những cống hiến hết sức quan trọng. Bầu trời Lưỡng Hà trong sáng suốt 8 tháng trong một năm, do vậy các nhà thiên văn học có điều kiện và có những thu góp đáng kể. Họ đã phát hiện ra hoàng đạo, chia các tinh thể trên bầu trời thành 12 cung gọi là “12 cung hoàng đạo”. Các chòm tinh thể được vẽ và ghi chép lại theo quỹ đạo tương đối chính xác. Người Lưỡng Hà cũng có những kiến thức sâu sắc về sao chổi, sao băng, hiện tượng nguyệt thực, nhật thực. Lịch pháp của người Lưỡng Hà xuất hiện sớm ngay từ thời kì thống trị của các quốc gia Sumer, và theo nguyên tắc âm lịch: 1 năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày (6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày). Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy 40 tấm bảng đất sét ghi chép khá chi tiết cách chữa một số bệnh thông thường như các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mắt, tai, tim, thần kinh… Nội khoa và ngoại khoa đã được phân biệt rõ ràng trong y học Lưỡng Hà. 

Kiến trúc, điêu khắc

Nhiều đền miếu có trang trí, chạm khắc sặc sỡ đã được xây dựng. Cung điện của vua Guđêa – vua Lagasơ – và cung điện của vua Nabusôđônôxo – vua xứ Mêđi là 2 công trình kiến trúc đồ sộ của người Lưỡng Hà. Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc của Lưỡng Hà là thành Babylon và khu vườn treo Babylon được xây dựng trong thời trị vì của Nabusôđônôxo – quốc vương Tân Babylon sau này được coi là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Tương truyền khu vườn treo Babylon – khu vườn thượng uyển độc đáo được Nabusôđônêxo xây dựng để chiều ý vương hậu sủng ái của ông. Bà vốn là công chúa xứ Mêđi – xứ sở của rừng núi, cây, cảnh. Toàn bộ vườn treo là một ngọn núi nhân tạo cao 25m được chia thành 4 tầng, nối mỗi tầng là những cầu thang to, rộng. Mỗi tầng được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống – kiến trúc vòm cuốn bằng gạch trên những cột cao, có trang trí. Người ta dùng những tảng đá to phẳng xây khít để tạo nên mặt bằng của thành. Kế đó, người ta trải một lớp cói mỏng, nhựa đường, tiếp đó xây một lớp với 2 hàng gạch được ghép lại với nhau chặt chẽ bằng bột thạch anh, trên lớp gạch ấy là những tấm kim loại và trên cùng, người ta đổ đất để trồng cây. Để tưới cho cây, trong vườn có hệ thống ống dẫn nước được xây dựng. Một luồng nước từ sông Ơphơrát được dẫn lên bể chứa ở mỗi tầng, và hàng trăm nô lệ, hàng ngày vác gầu ra múc nước ở các bể chứa để tưới cho cây cỏ. Vườn treo bốn mùa cây cối xanh tươi. Đứng trên “vườn hoa không trung” ấy có thể bao quát toàn cảnh thành Babylon lộng lẫy. Đền tháp Ementelauki cũng là một loại hình kiến trúc độc đáo của Lưỡng Hà. Tháp cao 90m, từ xa trông ngọn tháp 7 tầng như một cái thang khổng lồ vươn thẳng lên trời. Tầng dưới cùng là một khối vuông cạnh 90m, cao 30m, gồm nhiều phòng và được quét một lớp sơn màu đen. Tầng 2 hẹp dần theo thế hình tháp sơn màu đỏ. Tầng 3 màu trắng, tầng 4, 5, 6 màu đỏ và tầng 7 màu xanh, có những viền vàng sáng chói, tầng này có mái che và trang trí hình những chiếc sừng to bằng vàng cao vút ở 4 góc. Tầng 7 chính là một ngôi miếu nhỏ trong đó có tượng thần Macđúc bằng vàng. 

Ấn độ

Ấn Độ là cái nôi của các tôn giáo

Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay như đạo Bà la môn, Ấn Độ giáo (đạo Hindu) và đạo Phật. Ngoài ra, còn có các đạo khác như đạo Jain, đạo Sikh. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.

Đạo Bà la môn ra đời vào thế kỉ XV trước công nguyên trong hoàn cảnh xã hội có sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, không có người sáng lập cũng như tổ chức giáo hội nên đến khoảng thế kỉ VIII đạo Bà la môn trở thành đạo Hindu sau khi bổ sung thêm những điều lệ về nghi thức, các vị thần sùng bái. Ba vị thần được tôn sùng trong đạo Hindu (Ấn Độ giáo) là Brama, Shiva và Visnu.

Vào thế kỉ VI trước công nguyên, Phật giáo ra đời với người sáng lập là Siddharta Gautama, sau khi thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ông được tôn sùng là người đã giác ngộ, cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 điều: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Về niên đại của Phật giáo, dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 trước công nguyên làm năm mở đầu kỷ nguyên Phật giáo.

Đạo Jain cũng xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, người sáng lập đạo là Mihariva. Đạo Jain không thờ thượng đế nhưng thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn và tin vào thuyết luân hồi. Cuối cùng là đạo Sikh do Nanak Dev sáng lập vào thế kỉ XV. Đạo này chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất và chống việc thờ các tượng thần khác nên người theo đạo này phản đối tín đồ đạo Hindu.

  • Tháng 12 ở Mộc Châu có gì mà giới trẻ nô nức rủ nhau xách balo lên và đi ngay
  • Săn mây Tà Xùa hành trình "xê dịch" tuyệt vời dành cho người trẻ
  • Check-in ngay Thác Bản Giốc - Cảm nhận vẻ đẹp đốn ngã trái tim bao người
  • Nào cần tới Jeju ngắm hoa cải xa xôi, ngắm hoa tam giác mạch Hà Giang thôi cũng đủ rụng rời

Thành tựu văn hóa Ấn Độ đạt được rất nhiều, phong phú và đa dạng từ tư tưởng tôn giáo, chữ viết, đến văn học, nghệ thuật kiến trúc. Chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn của Ấn Độ với các du khách trên thế giới.

Là một nước nổi tiếng về nền văn minh cổ nhất thế giới, thành tựu văn hóa Ấn Độ gặt hái được phải nói là rất nhiều và đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Đây là các nôi của các tôn giáo lớn, nên từ tư tưởng văn học, chữ viết cho đến kiến trúc đều chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo. Điều đó đưa Ấn Độ trở thành một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại.

 

Ấn Độ là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại

Ấn Độ là cái nôi của các tôn giáo

Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay như đạo Bà la môn, Ấn Độ giáo (đạo Hindu) và đạo Phật. Ngoài ra, còn có các đạo khác như đạo Jain, đạo Sikh. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.

Đạo Bà la môn ra đời vào thế kỉ XV trước công nguyên trong hoàn cảnh xã hội có sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, không có người sáng lập cũng như tổ chức giáo hội nên đến khoảng thế kỉ VIII đạo Bà la môn trở thành đạo Hindu sau khi bổ sung thêm những điều lệ về nghi thức, các vị thần sùng bái. Ba vị thần được tôn sùng trong đạo Hindu (Ấn Độ giáo) là Brama, Shiva và Visnu.

 Vào thế kỉ VI trước công nguyên, Phật giáo ra đời với người sáng lập là Siddharta Gautama, sau khi thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ông được tôn sùng là người đã giác ngộ, cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 điều: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Về niên đại của Phật giáo, dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 trước công nguyên làm năm mở đầu kỷ nguyên Phật giáo.

Đạo Jain cũng xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, người sáng lập đạo là Mihariva. Đạo Jain không thờ thượng đế nhưng thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn và tin vào thuyết luân hồi. Cuối cùng là đạo Sikh do Nanak Dev sáng lập vào thế kỉ XV. Đạo này chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất và chống việc thờ các tượng thần khác nên người theo đạo này phản đối tín đồ đạo Hindu.

 Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm

Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, và chữ viết đầu tiên được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa với hơn 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa. Theo tiến sĩ S.R. Rao, một nhà khảo cổ học Ấn Độ khám phá, thì đây là loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và vần với 22 dấu cơ bản, được viết từ phải sang trái.

Đến thế kỉ VII TCN, xuất hiện chữ Brami, loại chữ được sử dụng rộng rãi. Ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Sau đó, vào thế kỉ V TCN, trên cơ sở chữ Brami, xuất hiện chữ Đêvanagari (hay Sanskrit) có cách viết đơn giản thuận tiện hơn. Và đây là chữ viết Ấn Độ vẫn dùng đến hiện giờ.

Hy lạp

Văn học Hy Lạp

Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy Lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của Homer, Iliad  Odyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos (Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days (Έργα και ημέραι) và Theogonia (Θεογονία).

Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm lửa mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữ thần nông nghiệp Demeter, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...

Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho (Σαπφώ) và Pindarus (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài[1], về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả: Aeschylus (Αἰσχύλος), Sophocles (Σοφοκλης) và Euripides (Ευριπίδης). Trên cơ sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troia.

Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus (Μένανδρος) là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.

Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, Platon  Aristotle. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Platon là người hầu như không có đối thủ.

Sử học Hy Lạp

Hai trong rất nhiều nhà sử học của thời kỳ Hy Lạp cổ điển là Herodotus (Ἡρόδοτος) và Thucydides (Θουκυδίδης). Nhà sử học thứ ba, Xenophon (Ξενοφῶν), viết Hellenica khi Thucydides kết thúc công việc vào năm 411 TCN và được tiếp tục công việc cho đến năm 362 TCN.

Vào thời kỳ Roma, Hy Lạp có các sử gia quan trọng sau thời Alexander Đại đế  Timaeus, Polybius (Πολυβιος), Diodorus Siculus, Dionysius của Halicarnassus, Appian của Alexandria, Lucius Flavius Arrianus  Plutarch. Thời kỳ của các tác phẩm sử học được họ viết từ thế kỷ thứ 4 TCN cho đến thế kỷ thứ 2.


Nghệ thuật

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại  điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả.

Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron.

Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau. Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena.

Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay.

Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp và sức lan tỏa, thắm đượm tinh chất huyền thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm được sản xuất cho các công việc và sử dụng chúng hàng ngày mà không phải để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại vẫn còn cho đến ngày nay, như các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình tế lễ, các loại bình có tay cầm, các loại chén bát.

Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và thẩm mỹ hơn.

Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng.

Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả châu Âu sau này.

Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ

Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.

Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp. Những cuộc thi đấu được diễn ra ở Olympia, một địa điểm thiêng liêng cho các thần Hy Lạp, trong quận Elis của vùng Tây Hy Lạp. Đền thờ ở Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus cao đến 12 mét bằng ngà voi  vàng do Phidias điêu khắc. Bức tượng này chính là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.

Toán, lý học Hy Lạp cổ

Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học và đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã chứng minh định lý mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ 5 TCN đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu; Thales, người đã đưa ra định lý Thales; và, đặc biệt nhất, Archimedes, người đã đề ra nguyên lý đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Archimedes).

Thành tựu y học Hy Lạp cổ

Về y học, Hy Lạp cổ có một thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum, Hippocrates là con trai một người làm thuốc, được cha truyền cho những kiến thức về y tế, sau đó tiếp tục học ở Athena và nhiều thành phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo Cos và nổi tiếng từ đó. Vào thời trước Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan. Họ tin rằng bệnh tật do ma lực huyền bí gây nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù thuỷ.

Hippocrates đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, có thể chữa trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ vào các triệu chứng của bênh. Cụ thể là ông nhìn nước da, quan sát mắt bệnh nhân, chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không.

Hippocrates cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh nhân. Lời thề nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về sau được đặt tên là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác sĩ giúp nữ bệnh nhân phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân, làm phẫu thuật không cần thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân, không tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.

Cho mình xin 5* nha! :3

Đáp án:

\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{}&\text{Thành tựu}&\text{Thành tựu}\\\hline \text{Lưỡng Hà}&\text{chữ viết Lưỡng Hà}&\text{Toán học}\\\hline \text{Ai Cập}&\text{Phát minh ra giấy}&\text{Chữ viết}\\\hline \text{Ấn Độ}&\text{cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi}&\text{Sáng tạo ra đạo Hin-đu}\\\hline \text{Hy Lạp}&\text{chữ cái La -tinh}&\text{định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét,..}\\\hline\end{array}