– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiênliệu, thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...; sơ lược về an ninh năng lượng. - Phân loại nhiên liệu , lấy ví dụ. – Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 câu 1

Nhựa 

Đặc điểm: dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện và bền mới môi trường.

→ Nhựa được dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.

 

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao. Lựa chọn các loại nhựa phù hợp cho mục đích. Tìm hiểu các kí hiệu sử dụng đồ nhựa an toàn.Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Kim loại

Đặc điểm chung: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt.

Một số kim loại có tính chất khác như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền,...

 

Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt tố của kim loại.

Ví dụ không tiếp xúc trực tiếp với phần dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ.

Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí. Vì vậy, để bảo vệ, người ta thường sơn lên bề mặt kim loại.

Cao su

Đặc điểm: bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng, có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.

Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.

Thủy tinh

Đặc điểm: Bền, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.

Khi sử dụng các vật dụng thủy tinh cần cẩn thận để tránh rơi vỡ. Lựa chọn loại thủy tinh phù hợp với mục đích sử dụng.

Gốm

Đặc điểm: cứng, bền với điều kiện môi trường. Nhiều loại gốm cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao.

Gỗ

Đặc điểm: bền chắc và dễ tạo hình. Tuy nhiên, gỗ dễ bị ẩm, mốc hay bị mối, mọt,...phá hoại. Người ta thường xử lí gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công đồ vật.

câu 2 Dựa vào trạng thái của chúng, người ta phân chia thành 3 loại: rắn, lỏng và khí. Nhiên liệu rắn: gỗ, than mỏ, than gầy, than mỡ, than non, than bùn… → Chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như nhiệt điện, luyện kim, giấy, đun nấu và phân bón… Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu hỏa, cồn đốt…

câu 3 Các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

  1. - Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.
  2. - Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng.

MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG
- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều toả nhiệt và ánh sáng.
- Dựa vào trạng thái, người ta phân loại nhiên liệu thành nhiên liệu khí đốt (gas, biogas, khí
than,...); nhiên liệu lỏng (xăng, dẩu, cồn,...); nhiên liệu rắn (củi, than đá, nến, sáp,...).

- Người ta còn phân loại nhiên liệu thành:
+ Nhiên liệu hạt nhân
+ Nhiên liệu hóa thạch
+ Nhiên liệu tái tạo
+ Nhiên liệu không tái tạo
+ Nhiên liệu sinh học

. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU BẢO ĐẢM SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – AN NINH
NĂNG LƯỢNG
- An ninh năng lượng là sự đảm bảo đẩy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên
các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
- Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên
liệu hoá thạch là giải pháp sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và
bảo đảm an ninh năng lượng

cho xin hay nhất 

chúc bạn học tốt