Trách nhiệm của bạn thân em trong việc '' Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật''
2 câu trả lời
trách nhiện của bản thân em là :
- không vi phạm quy định về pháp luật nhà nước đã đề ra
- đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật
- phải có trách nhiệm chịu phạt nếu vi phạm pháp luật
- tuân thủ pháp luật nhà nước đưa ra.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.
Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".
Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.
Ngày Pháp luật năm 2018 với Chủ đề:" “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Ngày pháp luật năm nay được các ngành, các cấp trên phạm vi toàn quốc tổ chức triển khai với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm chào mừng sự kiện đặc biệt này. Riêng Ngành kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ban hành Kế hoạch số 102/KH-VKSTC ngày 30/8/2018 về việc tổ chức Ngày Pháp luật năm 2018 trong ngành KSND theo đó, các cấp kiểm sát cần chỉ đạo, quán triệt phổ biến đến toàn thể đội ngũ Kiểm sát viên, Điều tra viên, công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa, nội dung Ngày pháp luật Việt Nam năm 2018. Hơn ai hết tất cả chúng ta là cán bộ Ngành kiểm sát phải luôn luôn trau dồi kiến thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, vận dụng pháp luật một cách khoa học vào công việc thực tiễn hàng ngày để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày Pháp luật 9/11/2018 tiếp tục là một điểm nhấn cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tạo bước chuyển biến mới cho công tác này để xã hội tiếp nhận và áp dụng pháp luật như một thói quen, một phần tất yếu trong hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân và tổ chức trong thực hành "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".