Tóm tắt về sự biến đổi khí hậu của Việt Nam

2 câu trả lời

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI).1 Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015).2 Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật.3 Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây.4 Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới5 ngày càng rõ rệt. Ví dụ, có năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12 trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 2015.6 Những biến đổi trong nguồn nước (lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 20177 Năm 2018 đồng thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C.

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI).1

Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015).2

Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật.3 Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây.4 Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới5 ngày càng rõ rệt. Ví dụ, có năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12 trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 2015.6 Những biến đổi trong nguồn nước (lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 20177 Năm 2018 đồng thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm