Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..... câu 1:PTBĐ và xuất xứ của đoạn văn câu 2: nêu nội dung chính câu 3: phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết dấu (:) trong câu văn sau dùng để làm gì Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu câu 4: câu văn: Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. gợi cho em suy nghĩ và thấy được điều gì? câu 5: từ đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn 10-15 dòng trình bày nội dung của em về đoạn trích

1 câu trả lời

Câu 1:

-Biểu cảm, miêu tả và tự sự

-Trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng

Câu 2: Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm nhưng chú bé Hồng không thể để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến, chú bé Hồng đã ứng đối rất thông minh, đầy tự tin.

Câu 3: Dấu hai chấm trong đoạn văn báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật bà cô

Câu 4: Bà cô của bé Hồng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương. Nhằm nhấn mạnh cho Hồng thấy được mẹ của chú bé chưa đoạn tang chồng mất bao lâu mà đã đi vụng trộm chửa đẻ với kẻ khác. Từng lời nói của bà cô đều có hàm ý xấu xa, kịch độc, mỉa mai về mợ của chú bé Hồng.
Câu 5:

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ. Một bà cô tàn nhẫn, thâm hiểm, vô cảm, sắc lạnh. Một hành động tàn bạo, đê tiện, thấp hèn, tanh bẩn xấu xa trong chính con người mụ. Khắc họa nhân vật bà cô, tác giả đã lên tiếng tố cáo, phê phán hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đồng thời lên án những kẻ có bản tính xấu xa, độc ác, có những lời nói và hành động mất hết tình người. Nhưng đối mặt trước những thành kiến không hay về mẹ, chú bé Hồng vẫn mạnh mẽ cứng rắn, không bao giờ để những ráp tâm tanh bẩn bôi bát mẹ, bé Hồng cũng biết tìm cách chế ngự cảm xúc của mình, tự biện giải cho mẹ và khẳng định mạnh mẽ tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ. Qua đó ta có thể thấy được xã hội ngày xưa độc ác với nhiều tàn dư phong kiến như thế nào.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm