Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực từ năm 2018 đêna 2021 ( Vẽ biểu đồ hình cột )

1 câu trả lời

WASHINGTON, ngày 5/6/2018—Mặc dù chùng xuống đôi chút song tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đạt mức cao 3,1% năm 2018, nhưng sau đó sẽ giảm dần trong 2 năm tới do tăng trưởng giảm tại các nền kinh tế phát triển, và tốc độ hồi phục tại các nền kinh tế mới nổi và xuất khẩu nguyên vật liệu đi dần theo chiều ngang, một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới cho biết.

“Nếu duy trì được mức tăng trưởng mạnh như đã thấy trong năm nay thì hàng triệu người có thể thoát nghèo, nhất là tại các nước tăng trưởng nhanh khu vực Nam Á,” ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới nói. “Nhưng chỉ có tăng trưởng thì cũng chưa đủ để giải quyết vấn đề nghèo cùng cực tại một số nơi trên thế giới. Các nhà hoạch định chính sách cần tìm cách duy trì tăng trưởng dài hạn—nhờ tăng năng suất và tạo thêm việc làm—để đẩy nhanh quá trình xóa bỏ tình trạng nghèo đói và thúc đẩy chia sẻ thịnh vượng.”

Các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng 2,2% năm 2018, giảm xuống còn 2,0% năm 2019 do các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm dần kích cầu, báo cáo Viễn cảnh kinh tế toàn cầu tháng 6/2018 cho biết. Mức tăng trưởng chung tại các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển dự kiến sẽ tăng và đạt mức 4,5% năm 2018, sau đó lên 4,7% năm 2019 do tốc độ hồi phục tại các nước xuất khẩu nguyên vật liệu và giá nguyên vật liệu sẽ cân bằng dần sau đợt tăng giá năm nay.

Viễn cảnh này cũng phụ thuộc nhiều vào các rủi ro tiêu cực. Thị trường tài chính có khả năng sẽ bất ổn hơn, và mức độ ảnh hưởng của chúng lên các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển cũng tăng lên. Tâm lý bảo hộ mậu dịch tăng lên, đồng thời các bất ổn chính sách và rủi ro địa chính trị cũng tăng.

Tải báo cáo tại June 2018 Global Economic Prospects report.

Phần Chuyên mục có cảnh báo rằng về lâu dài viễn cảnh giảm cầu toàn cầu về nguyên vật liệu có thể làm giảm giá nguyên vật liệu và tác động lên viễn cảnh tăng trưởng các nước xuất khẩu. Các nền kinh tế mới nổi lớn đã từng chiếm tỉ trọng lớn trong mức tăng tiêu thụ kim loại và năng lượng trong hai thập kỷ qua nhưng mức cầu của các nước này đối với phần lớn các loại nguyên vật liệu dự kiến sẽ giảm.

“Giảm tốc độ tăng cầu nguyên vật liệu về lâu dài sẽ gây khó khăn cho 2/3 các nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên vật liệu,” ông Shantayanan Devarajan, Giám đốc cao cấp về kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới cho biết. “Thực tế đó càng đòi hỏi phải đa dạng hóa kinh tế và tăng cường khung tài khóa và tiền tệ.”

Một Chuyên mục khác nêu vấn đề nợ doanh nghiệp và cho rằng các khoản nợ này tăng sẽ gây quan ngại về ổn định tài chính và tác động lên tình hình đầu tư. Nợ doanh nghiệp—và tại một số nước, nợ doanh nghiệp bằng ngoại tệ—đang tăng nhanh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho các nước dễ bị tổn thương hơn trước nguy cơ chi phí vốn gia tăng.

“Các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế mới nổi, và các nền kinh tế đang phát triển cần chuẩn bị tinh thần ứng phó với bất ổn trên thị trường tài chính khi các nền kinh tế phát triển tăng tốc bình thường hóa chính sách tiền tệ,” ông Ayhan Kose, Giám đốc Ban Viễn cảnh Kinh tế của Ngân hàng Thế giới nói. “Nợ tăng làm cho các nước dễ bị tổn thương hơn trước viễn cảnh tăng lãi suất. Chính vì vậy càng cần phải tạo khoảng đệm để đối phó với các cú sốc về tài chính.”

Sau nhiều năm ảm đạm, nhiều chuyên gia đã nhất trí dự báo rằng tăng trưởng dài hạn đã ổn định trở lại và đây có thể là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế toàn cầu cuối cùng đã thoát khỏi cái bóng của cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước. Nhưng từ trước đến nay các dự báo dài hạn thường lạc quan quá mức và nhiều người đã bỏ qua những điểm yếu trong tiềm năng tăng trưởng và các hạn chế nội tại trong cơ cấu nền kinh tế, báo cáo cho biết. 

Báo cáo kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiến hành cải cách để đẩy nhanh tăng trưởng dài hạn. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, cần hỗ trợ nâng cao tay nghề, tăng cường năng lực cạnh tranh và thương mại mở. Chỉ nâng cao trình độ văn hóa cơ bản như biết đọc, biết viết và làm tính đã hứa hẹn mang lại kết quả phát triển khả quan. Cuối cùng, cần thúc đẩy các hiệp định thương mại toàn diện để tăng cường viễn cảnh tăng trưởng.

 

Các khu vực:

Đông Á Thái Bình Dương

Dự báo các nước trong khu vực sẽ giảm tốc độ tăng trưởng từ 6,3% năm 2018 xuống còn 6,1% năm 2019 do Trung Quốc giảm tăng trưởng nhưng các nước khác trong khu vực lại tăng tốc. Tăng trưởng tại Trung Quốc dự kiến giảm từ 6,5% năm 2018 xuống 6,3% năm 2019 do giảm mức hỗ trợ chính sách và các chính sách tài khóa cũng giảm bớt tính chất kích cầu. Không kể Trung Quốc, tăng trưởng trong khu vực sẽ giảm nhẹ từ 5,4% năm 2018 xuống 5,3% năm 2019 do phục hồi kinh tế theo chu kỳ đã vào giai đoạn chín. Kinh tế In-đô-nê-xi-a sẽ tăng từ 5,2% năm nay lên 5,3% sang năm. Thái Lan sẽ tăng và đạt mức 4,1% năm 2018 và giảm xuống 3,8% năm 2019. Hạn chế về năng lực và áp lực giá cả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong 2 năm tới tại cả các nước xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu trong khu vực và buộc một số nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Châu Âu và Trung Á

Tăng trưởng sẽ giảm từ 3,2% năm 2018 xuống 3,1% năm 2019 do mức phục hồi tại một số nước xuất khẩu nguyên vật liệu chỉ bù đắp phần nào mức sụt giảm tại các nước nhập khẩu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng sẽ giảm còn 4,8% năm 2018 và xuống tiếp 4,0% năm 2019 do quá trình lành mạnh hóa tài khóa và mở rộng chương trình hỗ trợ tín dụng bị trì hoãn dẫn đến xu thế giảm tăng trưởng sau khi đã hồi phục mạnh vào năm ngoái. Liên bang Nga dự kiến sẽ giữ nguyên mức tăng trưởng 1,5% năm nay và tăng lên 1,8% năm 2019 nhờ giá dầu tăng và nới lỏng chính sách tiền tệ (nhưng vẫn bị bù trừ bởi cắt giảm sản lượng dầu, và bất ổn gây ra bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế).

Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê

Khu vực dự kiến sẽ tăng và đạt tốc độ tăng trưởng 1,7% năm 2018, 2,3% năm 2019 nhờ tăng tiêu dùng cá nhân và đầu tư. Hồi phục theo chu kỳ sẽ tiếp tục tại Brazil, dự kiến đạt 2,4% năm nay và 2,5% năm 2019. Mexico dự kiến sẽ tăng trưởng 2,3% năm 2018 và 2,5% năm 2019 nhờ tăng đầu tư. Argentina sẽ giảm mức tăng trưởng xuống còn 1,7% năm nay do thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa và do ảnh hưởng của hạn hán. Viễn cảnh tăng trưởng năm 2019 cũng vẫn chỉ là 1,8%. Một số nước trung Mỹ xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ tăng tốc trong hai năm 2018 và 2019, trong khi các nước nhập khẩu nguyên vật liệu dự kiến sẽ giữ nguyên hoặc bị giảm tăng trưởng. Các nước Ca-ri-bê dự kiến sẽ tăng tốc trong năm 2018 nhờ tái thiết sau bão, tăng trưởng du lịch và giá nguyên vật liệu tăng.

Trung Đông và bắc Phi

Các nước trong khu vực sẽ tăng tốc và đạt mức tăng trưởng 3,0% năm nay, tăng lên 3,3% năm 2019, chủ yếu nhờ các nước xuất khẩu dầu hồi phục sau thời ký giá dầu giảm. Các nước khối Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council, GCC) dự kiến sẽ tăng tốc và đạt mức 2,1% năm nay, và 2,7% năm 2019 nhờ các khoản đầu tư mang lại lãi suất cố định tăng lên. Ả -rập Xê-út sẽ tăng trưởng 1,8% năm nay, 2,1% năm 2019. Iran sẽ tăng trưởng 4,1% và duy trì mức đó năm 2019. Các nền kinh tế nhập khẩu dầu lửa dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh hơn nhờ cải cách kinh tế và tăng cầu bên ngoài làm tăng niềm tin các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ai-cập dự kiến sẽ tăng trưởng 5% trong năm tài khóa 2017/18 (1/7/2017-30/6/2018) và 5,5% năm tài khóa tiếp theo.

Nam Á

Khu vực sẽ tiếp tục tăng tốc độ tăng trưởng lên 6,9% năm 2019 và 7,1% năm 2019 chủ yếu nhờ các rào cản tại Ấn Độ bị gỡ bỏ dần. Tăng trưởng tại Ấn Độ trong năm tài khóa 2018/19 (1/4/2018- 31/3/2019) sẽ đạt 7,3% và trong năm tài khóa 2019/20 sẽ đạt 7,5% nhờ tiêu dùng cá nhân và đầu tư tăng mạnh. Pakistan dự kiến sẽ tăng trưởng 5,0% trong năm tài khóa 2018/19 (1/7/2018-30/6/2019) nhờ thắt chặt chính sách và cải thiện ổn định kinh tế vĩ mô. Bangladesh sẽ đạt mức 6,7%năm tài khóa 2018/19 (1/7/2018-30/6/2019).

Châu Phi hạ Saharan: Các nước trung khu vực dự kiến sẽ tăng tốc độ tăng trưởng lên 3,1% năm 2018, và 3,5% năm 2019 nhưng vẫn dưới mức tăng trung bình dài hạn của khu vực này. Nigeria sẽ tăng trưởng 2,1% năm nay, do các ngành phi dầu mỏ tăng trưởng thấp bởi mức đầu tư thấp, và tăng lên 2,2% năm 2019. Angola dự kiến tăng trưởng 1,7% năm 2018, 2,2% năm 2019 nhờ tăng nguồn ngoại tệ do giá dầu tăng, sản lượng khí đốt khai thác tăng, và tâm lý kinh doanh tốt lên. Nam Phi dự kiến tăng trưởng 1,4% năm 2018, và 1,8% năm 2019 nhờ niềm tin giới doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng lên dẫn đến tăng tiêu dùng và đầu tư. Sản lượng khai mỏ tăng, giá kim loại ổn định sẽ làm tăng xuất khẩu kim loại. Các nước không dựa nhiều vào khai thác tài nguyên sẽ tăng trưởng mạnh nhờ điều kiện trong ngành nông nghiệp được cải thiện và đầu tư vào hạ tầng tăng.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Ghi chú: e = giá trị ước tính; f = giá trị dự báo. Con số dự báo của Ngân hàng Thế giới thường xuyên được cập nhật theo số liệu mới nhất. Do vậy, các kết quả dự báo ở đây có thể khác với kết quả nêu trong các tài liệu khác của Ngân hàng Thế giới, ngay cả khi các đánh giá cơ bản về các nước không thay đổi nhiều trong một thời điểm nhất định. Phân nhóm và liệt kê các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển (EMDE) trong bảng 1.2 các nước BRICS gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi

1.     Tỉ lệ tăng trưởng gộp tính theo giá cố định USD 2010, trọng số GDP

2.     Giá trị tăng trưởng GDP tính theo năm tài khóa. Các giá trị tổng hợp được tính dựa trên số liệu năm lịch. Tỉ lệ tăng trưởng của Pakistan được tính dựa trên GDP tính theo chi phí yếu tố. Cột 2017 thể hiện giá trị năm tài khóa 2016/17