-Tổ chức nhà nước thành bang -Tổ chức nhà nước đế chế

2 câu trả lời

+Tổ chức nhà nước thành bang 

-Từ khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó , hai thành bang tiêu biểu là Xpác-ta và A-ten . Đây là những nhà nước chiếm hữu nô lệ .

-Các thành bang có đường biên giới lãnh thổ , có chính quyền , quân đội , luật pháp , hệ thống kinh tế , đo lường , tiền tệ và những thần bảo hộ riêng . Mặc dù đều là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô , những thiết chế chính trị , tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau . 

A-ten là thành bang tiêu biểu ở Hy Lạp thời cổ đại , có diện tích khoảng 2 000km², dân số khoảng 400 000 người .

Hơn 30 000 người là công dân A-ten , có tư cách và có quyền công dân . Khoảng 15 000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống , buôn bán , làm ăn , nhưng không có quyền công dân . Hơn 30 000 công dân A-ten họp thành ĐHND , bầu và cử ra các cơ quan nhà nước , quyết định mọi công việc 

+Tổ chức nhà nước đế chế

-Khoảng thế kỉ III TCN , thành bang La Mã lớn mạng đã xâm chiếm các thành bang trên bán đảo I-ta-li-a , chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp , các thành bang ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế quốc . Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất và khoảng thế kỉ II.

Năm 27 TCN , Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã . Tuy không tự xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế , Ốc-ta-viu-xơ đã năm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng cao cả , tối cao).

Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ , vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng , với số nghị viên khoảng 600 người , nhiều chức năng của ĐHND trước đó chuyển giao cho Viện Nguyên Lão.

Thời La Mã cổ đại , vào năm 73 TCN , Xpác-ta-cút đã lãnh đạo các đấu sĩ nô lệ vùng lên chống lại chủ nô . Lực lượng quân khởi nghĩa ngày càng đông , có lúc lên tới 120 000 người . Viện Nguyên lão đã phải điều 8 binh đoàn đến đàn áp.

Năm 71 TCN , nghĩa quân của Xpác-ta-cút đã kiên cường chống lại các đợt tấn công của quân La Mã . Tuy nhiên , do chênh lệch về lực lượng , Xpác-ta-cút và hàng chục nghìn người bị giết , khoảng 6 000 người bị bắt làm từ binh và bị đóng đinh trên thập tự giá

Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp:

Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.

Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.

Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.

Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:

– Theo truyền thuyết, thành Roma do Romullus xây dựng vào năm 753 TCN trên bờ sông Tibres thuộc miền trung bán đảo Ý, nơi quần cư của 3 bộ lạc người Latin. Mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc, cứ 10 thị tộc được gọi là một Curi (bào tộc). Các thành viên của các thị tộc này đều có quyền bình đẳng với nhau về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Roma.

– Quản lý xã hội thị tộc của người Roma thời kỳ này là 3 cơ quan: Đại hội nhân dân (Curi), Viện nguyên lão (Senat) và “Hoàng đế” (Rex).

+ Đại hội nhân dân: được coi là đại hội cổ xưa nhất của người Roma. Thành viên của Đại hội này gồm tất cả đàn ông của 300 thị tộc, mỗi người đại diện cho một lá phiếu quyết định những vấn đề quan trọng như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một Hoàng đế (Rex).

+ Viện nguyên lão: gồm 300 người là những thủ lĩnh của 300 thị tộc. Là cơ quan quyền lực tối cao, quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Roma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của Đại hội nhân dân.

+ Hoàng đế (Rex): Do Đại hội nhân dân và Viện nguyên lão bầu ra, không được cha truyền con nối và có thể bị Đại hội nhân dân bãi nhiệm. Thực chất, Rex chỉ là thủ lĩnh quân sự của 3 bộ lạc, là tăng lữ tối cao và xét xử những vụ kiện trong nội bộ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm