Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp -> Ví dụ nữa
1 câu trả lời
I-Phương châm hội thoại:
a, phương châm hội thoại về chất : khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
Vd : Ăn nói lật lộng
b, phương châm về lượng : khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu
Vd : Nói trời, nói đất
c, phương châm quan hệ : khi giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp, tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng
Vd : Ông nói gà bà nói vịt
d, phương châm cách thức : khi giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ
Vd : Nửa úp nửa mở
d, phương châm lịch sự : khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị
vd : Nói băm nói bổ
II-Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp:
a, cách dẫn trực tiếp : là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật
⇒ dấu hiệu nhận biết : lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép
Vd : Mai nói : "Hôm qua, tớ được dì tặng cho một chiếc váy mới đó."
b, cách dẫn gián tiếp : là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp
⇒ dấu hiệu nhận biết : lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
Vd : Mai nói hôm quan cậu ấy được dì tặng cho một chiếc váy mới.