Thuyết minh về thể loại thất ngôn tứ tuyệt qua bài cảnh khuya
1 câu trả lời
1. MB:
- Giới thiệu thể thơ
2. TB:
- Nguồn gốc
- Khái niệm
- Đặc điểm, phân loại
- Cách sử dụng
- Tác dụng
3. KB:
Thái độ của bản thân
* Bài làm:
Trong các bài thơ đã học có rất nhiều tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Thể thơ này rất phổ biến trong thơ ca Việt Nam và nó mang tính thẩm mĩ rất cao
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Được ra đời vào thế kỉ 7 vào thời Đường, ở Trung Quốc.
Về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật thì chúng ta sẽ có 4 câu thơ trong mỗi bài,mỗi câu gồm có 7 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối,như vậy cả bài thơ chúng ta sẽ có tất cả là 28 chữ.Thất ngôn tứ tuyệt theo đường luật có nghĩa sẽ có quy luật nghiêm khắc về Luật,Niêm và Vần,Vì thế bài thơ sẽ có bố cục rất rõ ràng.Về luật thơ thì những câu 1,3,5 chúng ta có thể tự do viết theo mạch cảm xúc không cần chú ý nhiều nhưng những câu 2,4,6 sẽ cần phải theo quy luật bằng trắc của thể thơ.Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.Thơ tứ tuyệt cũng có nghĩa tác giả phải làm sao chỉ trong 4 câu thơ phải truyền tải cảm xúc và tinh thần bài thơ theo cách tuyệt vời nhất đến cho những người thưởng thức và đọc nó.Cũng có thể hiểu rằng chứ ‘’Tuyệt’’ là lấy ra ‘’tứ’’ là 4 câu có nghĩa là thơ tứ tuyệt là bản sao thu nhỏ của thơ bát cú là một nữa của thơ bát cú vì lấy ra 4 câu thơ trong bài bát cú để làm ra bài thơ tứ tuyệt nên về cơ bản 2 loại thể thơ này là hoàn toàn giống nhau.
Về đặc điểm của thơ thì thơ thất ngôn tứ tuyệt sẽ có nhịp điệu du dương như một bản giao hưởng khiến cho bài thơ sẽ rất dễ đọc nghe sẽ rất êm tai. Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Thơ đường luật sẽ mang nhịp chẵn,ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa. Âm điệu nên làm theo chính luật. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Khi đã thành thạo cách làm thơ rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Để cho bài thơ có âm điệu hay thì mẹo nhỏ cho các bạn là hãy để tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Có nghĩa tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải là dấu huyền và ngược lại. Đây chỉ là một cách để làm màu mè hơn cho âm điệu hay hơn còn không chúng ta vẫn để bình thường luật thơ vẫn chuẩn và chính xác
Các thi nhân xưa thường thích sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt bởi nó ngắn gọn, xúc tích nhưng mang hàm ý rất cao. Sử dụng thể thơ này thể hiện trình độ và tài hoa của các thi nhân
Như vậy ta thấy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ phổ biến trong thi ca xưa. Đây là một thể thơ trang trọng, đài các và có độ khó cao.
xctlhn nha