Thuyết mình về múa xoè Giúp mik vs mik vote cho

2 câu trả lời

Điệu xòe mang tính tập thể, có tính giao lưu cộng đồng cao, nên số người tham gia không hạn chế. Ban đầu có thể vòng xòe chỉ 5 - 6 người, sau đó cứ bổ sung dần, không phân biệt già trẻ, gái trai, người trong làng bản hay người bản khác, thậm chí du khách cũng có thể tham dự vòng xòe. Vì đặc điểm này, múa xòe thường diễn ra ở những nơi rộng rãi, để ai cũng có thể tham gia xòe, càng đông người vòng xòe càng rộng. Tại những chỗ không thể rộng vòng xòe hơn được nữa, người ra thường chủ động tách vòng xòe ra làm 2, 3 vòng tròn đồng tâm. Mỗi vòng xòe thường được xác định “tâm xòe” bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa, khi ấy, vòng xòe này vận động theo chiều kim đồng hồ, thì vòng xòe kia vận động theo hướng ngược lại.

Nghệ thuật xòe Thái đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, là cơ hội để điệu xòe Thái trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách tham gia trải nghiệm mỗi khi đến với Sơn La và vùng Tây Bắc. Trong các ngày lễ, ngày tết, lễ hội và những sự kiện quan trọng của đồng bào dân tộc Thái đều không thể thiếu điệu múa xòe.Những người tham gia múa xòe, tay trong tay, chân bước nhịp nhàng theo tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng bài hát "Inh lả ơi", "Múa xòe hoa"... vang vọng núi rừng.Trong chương trình Hội Xuân dâng Bác lần thứ nhất năm 2020, do Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố tổ chức vào ngày mùng 4 tết Canh Tý, tại Quảng trường Tây Bắc, phần thi múa xòe được dàn dựng công phu với hàng ngàn diễn viên tham gia biểu diễn, đã tạo điểm nhấn ấn tượng trong lòng nhân dân và du khách.Phần thi thêm một lần nữa thể hiện nét đẹp riêng có của những điệu múa xòe, giúp du khách hiểu thêm về nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La, cũng như vùng đất, con người Sơn La thân thiện, mến khách.