Thuyết minh về một trò chơi nhân gian mà em biết

2 câu trả lời

Từ xa xưa trốn tìm đã là trò chơi đậm chất dân gian của hầu hết trẻ em ở Việt Nam. Trốn tìm là trò chơi vui nhộn đem lại niềm vui, tiếng cười cho những đứa trẻ , trò chơi này đã trở thành trò chơi quen thuộc và gắn bó với một thời tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi con người.

Đã gọi là trò chơi dân gian nên nó đã xuất hiện từ xa xưa và là trò chơi phổ biến ,hầu hết mọi người ai cũng biết đến trò chơi này. Trò chơi trốn tìm đem đến niềm vui và sự gắn kết giữa tâm hồn trẻ thơ trong sáng của mỗi đứa trẻ.

Là trò chơi dân gian của Việt Nam và là trò chơi tập thể nên nó đòi hỏi sự nhanh nhẹn khéo léo và trí thông minh của người chơi, trò chơi này có ưu điểm là không kén chọn địa điểm chơi , ta có thể chơi ở mọi nơi, mọi loại địa hình, ta có thể chơi ở trường học, công viên, sân nhà hay là nơi không gian hẹp như trong nhà ta cũng có thể chơi được.

Với loại trò chơi tập thể này thì có càng nhiều người chơi càng vui, tối thiểu để chơi được trò chơi này là cần có một người bịt mắt, người đó có nhiệm vụ đi tìm những người còn lại sau khi người chơi khác trốn hết. Chính vì vậy hầu hết những đứa trẻ khi chơi trò này, không muốn đứa nào muốn làm nhiệm vụ này, nên khi bắt đầu chơi sẽ có một trò chơi phụ l là : oẳn tù xì. Mọi người sẽ oẳn tù xì với nhau cho tới khi tìm ra người thua cuộc, người thua cuộc cuối cùng sẽ là người phải bịt mắt và đi tìm, người bị bịt mắt này sẽ chỉ phải làm nhiệm vụ này trong lượt chơi đầu tiên, nếu thắng trong lượt chơi đầu này, thì người thua trong lượt chơi đầu sẽ phải làm nhiệm vụ này, đó là bịt mắt và đi tìm trong những lượt chơi tiếp theo. Người đi tìm sẽ phải bịt mắt bằng một chiếc khắn và úp mặt vào tường, vào cột, hoặc vào cây,... và đếm “năm...mười...mười lăm...hai mươi...” rồi đếm như vậy cho đến một trăm. Trong khoảng thời gian, những người còn lại sẽ phải đi tìm chỗ trốn, đó là lúc phải vận dụng sẽ nhanh nhẹn và thông minh, họ phải tìm chỗ trốn sao cho kín đáo để không ai tìm ra mình, và phải trốn thật nhanh trong khoảng thời gian người bịt mắt đếm, sau khi đếm xong người bịt mắt sẽ tháo khăn bịt mắt và bắt đầu đi tìm. Người nào bị tìm ra và không kịp chạm tay vào điểm ban đầu, nơi người bịt mắt úp mặt vào sẽ trở thành người thua cuộc, và sẽ bị bịt mặt trong ván tiếp, nhưng nếu nhiều người thua thì những người ấy lại phải tiếp tục oẳn tù xì với nhau để tìm ra người thua cuối cùng phải bị bịt mắt.

Trốn tìm là một trò chơi dân giân lý thú, đem lại niềm vui và nó gắn hết những đứa trẻ gần lại với nhau, đặc biệt trong xã hội hiện đại hiện nay, khi mà mỗi người càng ít giao tiếp với nhau thì trò chơi trốn tìm sẽ là một trong những trò chơi gắn kết mọi người , đưa mọi người gần gũi với nhau.

Trốn tìm không chỉ là trò chơi dân gian, mà nó còn là trò chơi giải trí gắn kết mọi người bởi tính tập thể của nó , bên canh đó nó đem lại giây phút tuổi thơ vui vẻ, để lại những kỉ niệm khó quên cho những đứa trẻ.

Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài đồng dao mà các cô bé thường hát để chơi chuyền. Chơi chuyền hay còn gọi là chơi banh đũa là trò chơi tương đối đơn giản, đã đi vào tuổi thơ của rất nhiều thế hệ ở Việt Nam

Người chơi: Trò chơi chuyền là trò chơi 1 người chơi cùng lúc. Vì vậy số người chơi có thể là 1 người, hoặc có thể từ 2- 5 người chơi thay phiên nhau.

Dụng cụ chơi: Để chơi chuyền cần chuẩn bị dụng chơi bao gồm 10 que nhỏ gọi là que chuyền và một quả nặng. Que chuyền có thể được vót bằng tre hoặc nứa, thân nhỏ và dài. Ngày nay, que chuyền có thể được sản xuất bằng cao su tự nhiên để dễ lau chùi, cầm nắm. Quả nặng để chơi chuyền ngày xưa được sử dụng bằng trái cà, trái chanh. Ngày nay, các bạn trẻ thường sử dụng quả bóng tennis, bóng bàn hoặc bóng cao su.

Không gian chơi: Trò chơi chuyền là trò chơi tĩnh, người chơi ngồi tại chỗ không cần di chuyển, vì vậy bạn có thể tiến hành tổ chức trò chơi ở bất cứ đâu như sân chơi, lớp học, phòng khách. Tuy nhiên trò chơi chuyền có hành động liên quan đến tung bóng, đỡ bóng, vì vậy nên tránh các không gian bị vướng ở phía trên, để bóng không đánh trúng.

Học thuộc bài đồng dao: Trò chơi chuyền gắn liền với bài đồng dao cùng tên với lời thơ khá dài. Vì vậy trước khi chơi, người chơi nên được học thuộc trước lời đồng dao. 

- Mỗi người chơi oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự chơi của mình. Ở mỗi lượt chơi của mình, mỗi người chơi cần trải qua 10 bàn chuyền một tay và 10 bàn chuyền hai tay. 

- Mỗi bàn truyền một tay cần tiến hành hai hành động sau: giải que truyền xuống chân và nhặt que truyền.

+ Giải que chuyền: là hành động đầu tiên của mỗi bàn. Người chơi, duỗi thẳng một chân, dùng một tay  ngược lại với chân cầm cả quả nặng và 10 que chuyền. Tung quả nặng lên cao ( nhưng không làm tung que chuyền). Trong lúc quả nặng bay lên không trung, người chơi nhanh chóng dùng tay trải 10 que truyền làm dọc ống chân đang duỗi. Khi quả nặng rơi xuống, lại nhanh tay dùng chính tay ban đầu để đỡ quả nặng. 

+ Nhặt que chuyền: sau bước giải que chuyền, người chơi tiến hành nhặt que chuyền. Qủa nặng được cầm ở một tay, sau đó tung lên không trung. Trong lúc quả nặng trên không trung, người chơi nhanh chóng dùng chính tay vừa cầm bóng để nhón lấy số que cần nhặt ở mỗi bàn. 

Ví dụ: người chơi chơi ở bàn 1, cần nhón lấy 1 que chuyền 1 lần. Chơi ở bàn 2, cần lấy 2 que chuyền một lần.

- Người chơi vừa nhặt vừa hát bài hát đồng dao theo bàn tương ứng. Sau khi nhặt hết số que chuyền, người chơi lại chuyển sang bàn tiếp theo. 

- Sau khi hết 10 bàn chuyền một tay, người chơi sẽ chuyển sang chuyền bằng hai tay cũng bằng cách tung quả năng lên cao, đồng thời dùng 2 tay nắm 10 que chuyền ở giữa và xoay một đến hai vòng tại chỗ. Bàn chuyền hai tay cũng cần thực hiện 10 lần. Đoạn này tương ứng với đoạn hát đồng dao “ Chuyền chuyền một, một đôi…”

- Sau 10 lần thực hiện, người chơi được coi là hoàn thành một lượt chơi chuyền và được 1 điểm.

- Nếu trong quá trình chơi, người chơi làm rơi que chuyền hoặc rơi bóng, lượt chơi sẽ chuyển cho người tiếp theo. Khi lại tới lượt, người chơi sẽ chơi lại bàn khi nãy đã bị lỗi.

- Người chơi nào chơi được nhiều lượt chơi chuyền hơn là người chiến thắng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm