Thuyết minh về chiếc nón lá ( ko chép mạng nha)!

2 câu trả lời

     Đất nước Việt Nam của chúng ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên quanh năm nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy đồ dùng để che mưa, che nắng rất cần thiết đối với người dân, trong đó phổ biến nhất là chiếc nón lá mà người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những người phụ nữ ở vùng nông thôn, thường hay đội.

     Chiếc nón lá Việt Nam được ra đời từ rất lâu. Một trong những nơi sản xuất nón lá nổi tiếng nhất là làng Phú Cám (Huế) và làng Chuông (Hà Nội). Mỗi làng đều có cách làm nón lá riêng của mình. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng, nhưng qua thời gian, chiếc nón lá đỉnh nhọn là được ưa chuộng nhất. Để định hình cho nón thì cần phải có khung nón. Khung nón được làm bằng tre chuốt mỏng. Phủ bên ngoài là một lớp lá nón có màu xanh nhạt. Lá nón có thể là lá cọ, cũng có thể là một số lá khác. Lá nón được khâu bằng những sợi cước trong suốt. Ngoài ra còn có những lớp chỉ nhiều màu được khâu giăng ở hai điểm đối diện trong nón để người dùng buộc những dải lụa nhiều màu mềm mại làm quai. Quai nón có tác dụng giữ cho nón cân bằng và chắc hơn.

     Để làm ra được một chiếc nón lá quả là một quá trình đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ của người thợ khéo. Đầu tiên, để làm được môt chiếc nón đẹp thì phải có một bộ khung đẹp và lá nón phải được là phẳng, có màu trắng nõn. Để làm khung nón, phải chọn những cật tre nhỏ, chắc và phải được vót nhẵn. Lá nón được là phẳng bàn bằng là than, nếu là cháy quá thì lá sẽ giòn và gãy, nếu là non quá thì lá sẽ phẳng được lúc đầu rồi sau đó nhăn lại như cũ, nên đòi hỏi người thợ là lá phải có tay nghề cao để lá không cháy quá và không non quá. Sau khi lá được là xong thì được xếp lên khung và bắt đầu khâu. Khâu nón phải khâu từ đỉnh xuống vành nón bằng những sợi chỉ, sợi cước trong nhỏ và chắc, đường khâu phải ngay ngắn. Chiếc nón được trang trí bằng những mẩu giấy nhiều màu có in hình hoa hoặc hình người phụ nữ đang đội chiếc nón, trông rất đẹp mắt. Nón dùng để che mưa, che nắng rất tiện lợi. Mùa hè, mỗi khi đi làm đồng về mệt, các bà, các mẹ sẽ dùng nón như một chiếc quạt để quạt cho bớt mồ hôi. Ngoài ra, chiếc nón còn được dùng để biểu diễn nghệ thuật. Những bài múa nón nhìn rất mềm mại và đẹp. Chiếc nón lá khi kết hợp với chiếc áo dài truyền thống sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp quý phái của người phụ nữ Việt.

     Mỗi chiếc nón lá có giá từ khoảng 15-25 nghìn đồng nên ai cũng có thể mua một chiếc cho mình. Học sinh ngày nay không còn đội nón đến trường nữa mà thay vào đó là những chiếc mũ vải nhiều màu. Nón lá chỉ còn thấy xuất hiện nhiều trên những con đường làng và ở những phiên chợ vùng quê.

     Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống ngày càng được nâng lên, nhu cầu của con người ngày một cao hơn. Tuy nhiên, cùng với hình ảnh những kũy tre làng, cánh đồng lúa chín và những người nông dân một nắng hai sương trên cánh đồng, chiếc nón lá sẽ còn mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam.

Mở bài : Từ bao đời nay, chiếc nón lá là vật dụng quen thuộc không chỉ có công dụng để che chắn nắng hàng ngày mà còn là một món phụ kiện làm tăng thêm nét duyên dáng , nữ tính cho người phụ nữ. Thân bài : Đến nay vẫn chưa xác định được thời gian xuất hiện chiếc nón lá nhưng hình ảnh chiếc nón lá đã được tìm thấy trên trống đồng Đông Sơn,trống đồng Ngọc Lũ...Sau đó cũng được đưa vào những bài thơ ca để ca ngợi vẻ đẹp mộc mạc giản dị của người dân Việt Nam. Nhìn từ xa chiếc nón lá có dạng hình chóp, bên ngoài chiếc nón được bao phủ bởi các lớp lá cọ, bên trong là những vòng tre xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Để làm được một chiếc nón lá nghệ nhân làm nón phải trải qua nhiều công đoạn. Trước tiên là đi lấy lá cọ về phơi khô từ hai đến ba nắng. Sau đó tre được gọt dũa thật tỉ mỉ để khi sử dụng không bị xước, rồi uốn dẻo thành vòng tròn. Tiếp theo ta sẽ tách lá cọ một cách nhẹ nhàng để lá không rách rồi là lá. Lá được là qua một thỏi sắt mỏng có độ nóng vừa phải và được là bằng một túi vải được buộc chặt. Đây là công đoạn tương đối khó vì lá phải được là một cách vừa phải nếu quá nhanh thì lá sẽ bị đứt, quá chậm thì lá sẽ cháy. Sau khi xếp các vòng tre lên một cái khung theo thứ tự tăng dần từ trên đỉnh nón xuống. Thì các nghệ nhân sẽ xắp hai đến ba lớp lá cọ lên trên một cách tỉ mỉ và đều đặn, để tạo độ dày dặn vừa phải cho nón. Sau khi để hai đến ba lớp lá lên trên vành nón người ta sẽ cố định vành nón với lá bằng các sợi chỉ hay sợi cước. Tiếp đến sẽ là kết chỉ hai bên đối xứng nhau để buộc dây đeo nón. Dây đeo nón thường được làm bằng lụa hoặc vải mềm để giữ ở cằm khi đội. Cuối cùng các nghệ nhân sẽ quét một lớp dầu ở phía ngoài nón để nón có tuổi thọ cao hơn. Các công đoạn để làm nên một chiếc lá không khó nhưng để thổi hồn chiếc nón lá quả thật không dễ . Chiếc nón lá là một vật dụng vô cùng hữu ích và tiện lợi. Với ưu điểm gọn nhẹ dễ sử dụng nên ta có thể bắt gặp hình ảnh chiếc nón trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Từ hình ảnh người nông dân ở miền quê dùng để che nắng che mưa, những cô gái trong tà áo dài với chiếc nón thêm phần duyên dáng đến những chiếc nón xuất hiện trong các bài múa, biểu diễn dân gian,... Trong văn hóa nghệ thuật, nón lá là đạo cụ để biểu diễn múa nón đã trở thành một điệu múa tiêu biểu cho sân khấu dân gian. Ngoài ra chiếc nón còn được dung để trang trí mang đậm nét cổ xưa thể hiện tinh thần yêu truyền thống của dân tộc Việt Nam Chúng ta còn bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá được bán ở các khu du lịch, để giới thiệu với bạn bè và các du khách nước ngoài. Nón lá là biểu tượng tượng trưng cho người mẹ Việt Nam anh hùng,người đã cống hiến thầm lặng cho các chiến sĩ chiến đấu . Nón lá cùng với tà áo dài thướt tha từ lâu đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Kết bài : Mặc dù ngày nay chiếc nón lá đang dần thu hẹp vị trí và khả năng sử dụng của mình bởi những loại nón khác tiện dụng hơn từ nước ngoài. Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng không phủ nhận được giá trị lịch sử của chiếc nón lá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra nón lá còn là hình ảnh mang giá trị tinh thần gợi lại những kí ức quê hương đẹp để cho những người con xa xứ. Bài này mình tự làm nha
Câu hỏi trong lớp Xem thêm