Thuyết minh về cây bút bi

2 câu trả lời

  Đồ dùng nào là vật không thể thiếu đối với người học sinh khi đến trường? Sách, vở, cặp hay thước...? Có thể sẽ có rất nhiều đáp án nhưng chắc chắn rằng nếu không có cây bút thì chúng ta không thể ghi lại bài học trên lớp. Và trong thời đại ngày nay, cây bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng.

        Có rất nhiều loại bút như bút chì, bút mực. Nhưng khi bút bi ra đời, nó liền tạo nên một cuộc cách mạng rộng khắp và ngày nay bút bi đã khẳng định mình là công cụ dùng để viết phổ biến nhất.

        Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Nhưng lúc ấy, bút bi vẫn chưa được chú ý nhiều. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ,... đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy nhờ chuyển động lăn của viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Biró được nhận bằng sáng chế lần lượt tại Anh rồi Argentina. Năm 1945, nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất mà cây bút bi được thay đổi, cải tiến về kiểu dáng và bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi dần chiếm lĩnh thị trường bút châu Âu rồi toàn thế giới. Kể từ năm 1990, ngày 29 tháng 9, ngày sinh nhật của Biró - cha đẻ cây bút bi - đã được chọn là ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

        Chiếc bút bi ngày nay dù khác nhau về hình dáng song về cấu tạo cơ bản vẫn giống nhau. Nó bao gồm một ống mực đặc, một đầu có gắn một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, thường là ngay sau khi được viết lên giấy. Theo thời gian, người ta cũng chế tạo ra nhiều loại màu mực khác nhau: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - hay còn gọi là ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có rất nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng khác nhau. Chúng thường được trang trí rất ấn tượng để tạo sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Bút bi có thể sử dụng nắp để đậy đầu bi tránh làm khô mực, hỏng bút hoặc dùng đầu bấm để đầu bi rụt vào bên trong vỏ bút. Loại phổ biến nhất hiện nay là bút bi bấm. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

        Nhắc đến bút bi là nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các kí tự: ghi bài trên lớp, sáng tác thơ ca, ghi lại tiến trình buổi họp,... hay đơn giản là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện... quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để vẽ những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dụng như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, thường chỉ dao động từ một đến hai, ba nghìn đồng. Bởi sự gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nọi nơi: trong giỏ xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,... Theo một thống kê đáng tin cậy, trên thế giới cứ mỗi giây lại có 57 chiếc bút bi được bán ra.

        Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành một người bạn thân thiết đối với mọi người đặc biệt là những người học sinh, sinh viên. Để bảo quản những người bạn thân thiết này chỉ cần lưu ý vài chi tiết nhỏ. Một là khi viết xong nhớ đậy nắp hoặc bấm nút để ngòi bi rụt vào bên trong vỏ. Hai là tránh để bút rơi bởi có thể gây gãy thân bút; đặc biệt là tránh làm rơi khiến đầu bi đập xuống đất: khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, bi bị vỡ, mực không ra được nữa. Người bạn ấy quan trọng nhưng không hề "làm cao” chút nào, ngược lại thật dễ tính!

        Có thể khẳng định rằng bất cứ ai có thể viết đều đã ít nhất một lần sử dụng bút bi trong đời. Thuận tiện, kinh tế và không cần cầu kì trong việc bảo dưỡng, bút bi đã trở thành một cuộc cách mạng trong cách viết của con người.

Bút bi là dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta trong suốt chặng đường học tập cũng như làm việc.

“Nét chữ nết người” - câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam, nhắc nhở chúng ta về việc học cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi vì học tập là một quá trình khó khăn để bồi đắp nên những nhân tài phục vụ cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Và trong quá trình gian khổ đó, có một phần đóng góp không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo người Hungary Lazo Biro vào những năm 1930. Sau một thời gian nghiên cứu, ông Biro đã phát hiện ra một loại mực làm khô nhanh trên giấy. Kể từ đó, anh đã đầu tư thời gian nghiên cứu và tạo ra một chiếc bút sử dụng loại mực như vậy.

Bút bi được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Phần đầu, vỏ bút thường được làm bằng nhựa (hoặc kim loại sơn) dùng để bảo vệ các thiết bị bên trong, đồng thời giúp bút đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình trụ tròn dài 14-20cm, trên thân bút thường in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy từng loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra những mẫu mã đa dạng, phong phú; hấp dẫn về màu sắc, phối hợp nhiều màu (trắng - xanh - đỏ - vàng - tím - xanh lá - xanh dương ...) để tăng tính thẩm mỹ và làm đẹp cho cây bút.

Để thu hút học sinh, bút có thể được tạo hình quá ngô nghê, hay Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, minh tinh màn bạc trên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phục vụ giới văn phòng, doanh nhân, bút có thể được làm ánh kim, mạ màu vàng hoặc bạc sáng, nhìn là hàng cao cấp, đắt tiền.

Về chủng loại, bút bi có hàng nhập khẩu nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội địa). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất”, nhưng thực tế không phải vậy. So với giá của các loại bút thông thường, bút bi trong nước có giá trung bình từ 1.500 đồng đến 5000 đồng một chiếc, còn bút nhập khẩu có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí lên đến 15000 đồng một chiếc.

Trong khi đó, so sánh về chất lượng thì bút bi nội và ngoại đều có dung lượng mực như nhau và độ bền như nhau. Vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút, bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen, ...), có chức năng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta. viết.

Ở bên trong ruột bút, ở đầu có một viên bi nhỏ (lăn khi ta viết) để điều tiết lượng mực trong bút. Bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để đựng mực đặc hoặc mực nước.

Đặc biệt, để làm nên một chiếc bút bi thì không thể thiếu các bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên ngoài vỏ có dây đai để kẹp vào túi, vở, tạo sự tiện lợi cho người sử dụng.

Sử dụng bút bi rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần xoay nhẹ, hoặc ấn nút hoặc kéo nắp bút lên. Sau đó, đặt bút xuống để viết, khi viết xong chúng ta cần đóng nắp bút cẩn thận để tránh làm rơi bút.

Chiếc bút bi là vật dụng không thể thiếu của các bạn học sinh, nó vừa tiện dụng nhưng cũng rất thông dụng và mang lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ sinh viên mà dân văn phòng, doanh nhân cũng cần, vì họ luôn phải ghi chép hay ký kết các hợp đồng, công trình xây dựng.

Bút bi đóng vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với em, bút bi là một dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết được những nét chữ xinh xắn, tròn trịa, viết nhanh và vẽ được những gì mình thích. Mỗi ngày đến lớp em không thể thiếu cây bút bi nên em rất yêu quý và nâng niu nó hàng ngày.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm