Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh Hà Tĩnh ( một bài văn nha moi người , dài dài chút xíu văn thuyết minh khoảng 2,5 mặt giấy ><)
2 câu trả lời
Đến Hà Tĩnh, vùng đất nổi tiếng với những địa danh văn hóa độc đáo của nước nhà, các tín đồ du lịch sẽ có cơ hội khám phá ngôi chùa cổ mang một cái tên vô cùng bay bổng - Chùa Hương Tích.
Chùa Hương Tích hay còn được biết đến với cái tên là Hương Tích Cổ Tự hay là chùa Thơm, là ngôi chùa cổ được mệnh danh là "Hoan đệ nhất thắng danh thắng" với thứ hạng 21 trong danh sách những thắng cảnh nước Nam xưa kia. Không một ai là có thể đoán được thời gian mà chùa được xây dựng nên, chỉ thông qua những dấu tích, tàn dư còn sót lại, các nhà sử học, nhà nghiên cứu phần nào dự đoán chùa được xây dựng vào khoảng những năm của thế kỷ 13.
Chùa Hương Tích vốn được biết đến gắn liền với sự tích về Thần Hổ và công chúa Diệu Thiện trốn chạy. Theo như tương truyền, Hổ Thần được giao sứ mệnh bảo vệ và che chở cho nàng công chúa Diệu Thiện đến núi Hồng Lĩnh để dựng am và tu tập. Bạch Hổ được Phật Tổ sai đưa nàng công chúa trốn sang đất Việt Thường Thị.Khi đến núi Ngàn Hống, Thần Hổ đã cõng công chúa đến suối Hương Tuyền, sau đó đưa lên động cao Đá Đôi để sống ẩn thân. Cuối cùng đưa xuống động Hương Tích.
Điểm nổi bật nhất của chùa có lẽ là do lối kiến trúc cổ điển, mang đậm dấu ấn tôn giáo của dân tộc ta thông qua những dấu tích còn sót lại theo thời gian. Mặc dù sau trận hỏa hoạn năm 1885, tất cả những công trình và các hiện vật của chùa đề bị thiêu rụi nhưng vẫn còn lại một vài kiến trúc đơn lẻ, gạch lát thời Trần và chuông thời Lê. Với danh hiệu là quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, chùa Hương Tích sở hữu nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần cùng nhiều ngôi đền khác mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam.Bên cạnh đó, nằm cách chùa chừng 500m còn có một ghềnh đá cũ kỹ mang tên gọi là nền Trang Vương, là nơi được Diệu Thiện dâng tay - mắt làm thuốc, giúp Sở Trang Vương khỏi bệnh hoàn toàn. Ngày nay, nơi này chỉ còn lại một số dấu tích như nền đá, gạch vỡ bị chìm lấp sau những tán cỏ tranh và lau lách rêu phong. Tuy vậy, với cách bài trí mới mẻ, nơi này vẫn thu hút khách du lịch ghé đến. Nhất là khi bước vào mùa thu thì nơi này đã ngập trong sương mờ vô cùng huyền ảo.
Lễ hội chính của chùa được diễn ra vào ngày 18/2, là ngày công chúa Diệu Thiện hóa Phật với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao truyền thống với quy mô lớn vô cùng hấp dẫn, nhộn nhịp.
Đến Hà Tĩnh du lịch, du khách nên một lần ghé qua chùa Hương Tích. Không chỉ là cơ hội tuyệt vời để ngắm nhìn lối kiến trúc huyền ảo, thanh tịch, cổ kính của chùa mà còn là dịp để nhìn ngắm lại những vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta.
Chùa thường được gọi là chùa Hương, tọa lạc ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đỉnh Ngàn Hông, núi Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh. Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tĩnh đã được chạm khắc vào Anh đỉnh, một trong 9 đỉnh đồng lớn ở cố đô Huế năm Minh Mạng thứ 17 (1836).
Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, chúng ta đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng l,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.
Chùa được dựng từ thời Trần, nhưng đã gắn với truyền thuyết xa hơn, đó là sự tích Bà Chúa Ba tức Công chúa Diệu Thiện, con gái Sở Trang Vương, đến tu hành và đắc đạo ở đây.
Quần thể chùa Hương được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu là nơi Công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm. Chung quanh chùa còn có nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên Tắm…
Tác giả Bảo Ngọc trong báo Du lịch Việt Nam (số 10, ngày 07-03- 2003) cho biết Lưu Công Đao năm 1811 đã mô tả chùa Hương Tích trong Thiên Lộc huyện phong thổ chí như sau: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng gọi là nền Trang Vương… Người ta lấy đá xây thành am, trong am dặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa cỏ đền thờ Đại vương núi Hồng.
Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng… Một dãy suối xanh, sóng vùng vạn khoảnh, theo bậc đá đến, mỗi bước lại một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi tháng cảnh đệ nhất ở miện Hoan Châu”.
Chùa còn giữ một số di vật cổ như: gạch thời Trần, chuông thời Lê…
Hằng năm, lễ hội chùa từ đầu tháng giêng đến 19 tháng 2 âm lịch, đã đón tiếp đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.