Thế nào là câu ghép ? Nêu các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép?cho vd minh họa từng kiểu quan hệ

2 câu trả lời

-Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác.

– Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: 

1. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả: (vì… nên…; do…. nên…; bởi… nên….; bởi vì… nên….)

- VD: Vì muốn để lại mảnh vườn cho con trai khi nó trở về có chỗ ăn chỗ ở nên lão Hạc đã chọn lấy cái chết.

2. Quan hệ điều kiện – kết quả: (nếu… thì….; nếu như..thì; hề … thì….; hễ….mà..; giá …mà…)

- VD: Giá mà đêm qua tôi cố gắng học hết bài thì sáng nay đã làm được bài cuối rồi.

3. Quan hệ tương phản: (tuy…. nhưng….; mặc dù/mặc dầu….nhưng….; dù …. nhưng…)

- VD: Mặc dù anh Dậu rất đau đớn nhưng anh vẫn cố gượng dậy can chị Dậu.

4. Quan hệ tăng tiến: (càng…càng…; bao nhiêu….bấy nhiêu…..)

- VD: Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

5. Quan hệ lựa chọn: (hay, hay là; hoặc là)

- VD: Anh làm hay tôi làm việc này?

6. Quan hệ bổ sung: (không những … mà còn; chẳng những …mà ….; không chỉ…. mà…..)

- VD: Lan không những học giỏi mà còn hát rất hay.

7. Quan hệ tiếp nối: (vừa… cũng; vừa…. đã….)

- VD: Tôi vừa về đến nhà, trời cũng đổ mưa to.

8. Quan hệ đồng thời: (…..còn…..; vừa….vừa….; trong khi…. thì…..)

- VD: Tôi và Lan lo sắp xếp bàn ghế cho ngay ngắn còn Hồng và Tuấn sẽ chuẩn bị bài thuyết trình.

9. Quan hệ giải thích

- VD: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

- Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác.

– Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là:

1. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả:(vì… nên…; do…. nên…; bởi… nên….; bởi vì… nên….)

VD:

trời mưa nên e bị đến lớp muộn

2. Quan hệ điều kiện – kết quả: (nếu… thì….; nếu như..thì; hề … thì….; hễ….mà..; giá …mà…)

VD:

Nếu hôm qua tôi học bài kĩ thì tôi đã làm được bài ktra vào ngày hôm sau

3. Quan hệ tương phản:(tuy…. nhưng….; mặc dù/mặc dầu….nhưng….; dù …. nhưng…)

VD:

Mặc dù nó đã cố gắng hết sức nhưng kết quả kỳ thi lại không được như ý

4. Quan hệ tăng tiến:(càng…càng…; bao nhiêu….bấy nhiêu…..)

VD:  

Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu ,Sơn Tinh lại đắp núi lên cao bấy nhiêu

5. Quan hệ lựa chọn:(hay, hay là; hoặc là)

VD:

Em thích ăn cơm mẹ nấu hay em thích đi ăn ở ngoài?

6. Quan hệ bổ sung:(không những … mà còn; chẳng những …mà ….; không chỉ…. mà…..)

VD:

Bạn Nam không những học giỏi bạn ấy còn rất ngoan ngoãn.

7. Quan hệ đồng thời: (…..còn…..; vừa….vừa….; trong khi…. thì…..)

VD:

Con chim non vỗ cánh bay khỏi cành cây còn mấy chú bướm nối đuôi lượn vòng trong không trung.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm