Thân bài tả Hồ Gươm lớp 5

2 câu trả lời

Thân bài tả Hồ Gươm

Hôm ấy là chủ nhật , như đã hứa bố em đã cho gia đình em đí thăm quan Hồ Gươm . Cứ như là trong mơ vậy , một khung cảnh tuyệt vời một hiện ra trước mắt em đó chính là Hồ Gươm . Nhìn từ xa , ẩn dưới những hàng liễu xanh rủ bóng trên mặt hồ là mặt nước lung linh của Hồ Gươm . Đến gần mặt nước  không chỉ lung linh mà còn trong xanh và huyền diệu đến mê hồn  . Mặt Hồ rộng , đứng ở bờ bên đây thataj khó để thấy những người ở bờ hồ bên kia . Ngay giữa hồ là Tháp Rùa soi bóng xuống mặt hồ  , xung quanh hồ có rất nhieu cây xanh nhưng nhiều nhất có lẽ là những cây liễu xum xuê lá rủ xuống mặt hồ tạo nên một khung cảnh rất nên thơ . Từng topops , từng tốp người qua lại trên bờ hồ không ai không nhìn xuống mặt hồ với tâm hồn lơ đãng . Đi loáng 1 cái, chứng em đã đến cầu Thê Húc motoj cây cầu màu đỏ son cong cong hình con tôm bắc trên bờ hồ dẫn đến đền Ngọc Sơn . Đi trên cây cầu mà em có cảm giác được lạc vào một cõi thần tiên bở cảnh trên đó quá tuyệt đẹp . Mặt hồ cảm tưởng như ngay dưới chân em , chiếc cầu khôn cao như những cây cầu bắc qua con sông lớn nên cảm giác đứng trên cầu The Húc rất an toàn . Hai bên thành cầu cũng chỉ là hai hàng lan can thấp , em có thể ngồi tren đó được . Vào đến đền Ngọc Sơn , chúng em được xem 1 con rùa đá rất to , khiến em liên tưởng đến cụ rùa dưới hồ chắc to ngan ấy  . Xung quanh đền có khá nhiều cây cổ thụ  khiến trong đền rất mát mẻ và sạch sẽ  . Mặc dù có khá nhiều người trong đền  , em vẫn thấy khung cảnh thật nghiêm trang , ai cung trầm tư suy lắng , không ồ ào như ngoài phố

Hồ Gươm thường được nhắc đến như một biểu trưng của Hà Nội. Gắn với truyền thuyết rùa thần, Hồ Gươm mang sắc màu huyền bí của lịch sử. Nhưng với tôi Hồ Gươm không chỉ là vậy mà còn có một hình ảnh khác, một cuộc sống khác.

Giống như bao người Hà Nội, tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghìn năm văn vật, nơi có Hồ Gươm, tháp Rùa soi bóng trên mặt nước và những con đường phố cổ với mái ngói xô nghiêng…Suốt những năm tháng học trò, ngày nào tôi cũng qua lại nơi đây 2 lần, đi và về. Thủa đó trong mắt tôi Hồ Gươm rộng lớn lắm, đứng từ đường hàng Khay nhìn về phía cầu Thê Húc sao thấy xa tít. Có lẽ bởi ngày đó tôi chỉ là một đứa trẻ vì thật ra chiều dài của Hồ gươm có 700 mét, với chu vi 1.750 mét, vậy thôi nhưng trong mắt đứa trẻ ngày đó đã bao la lắm rồi. Trong gần 10 năm của cấp I và cấp II, không nhớ được tôi đã đi và về bao nhiêu lượt qua Hồ Gươm chỉ nhớ rằng sáng sáng khi đi học thường vội vã để kịp giờ trống trường nên ít khi chú ý đến sắc thái của hồ nhưng mỗi trưa tan học về, thời gian thanh nhàn hơn tôi mới lại để các giác quan của mình hòa cùng cảnh quan Hồ Gươm. Nhiều buổi trưa trên đường về, từ xa thấy một đám đông xúm xít bên mét hồ, tôi đã biết mọi người đứng xem rùa nổi. Và cứ mỗi lần như vậy tôi lại nghe thấy tiếng các bà, các bác nói với nhau “cụ nổi lên đế xem con cháu mình giờ sống thế nào”. Trong trí óc trẻ thơ, tôi không hiểu lắm về ngụ ý của những lời nói đó mà có phần tin là thật. Lâu lâu được mẹ đưa vào đền Ngọc Sơn tham quan, lần nào tôi cũng xuýt xoa trước tủ kính trưng bày Rùa Hồ Gươm, bởi cụ Rùa quá to lớn. Ngày đó, đường phố còn vắng vẻ, dọc Hồ Gươm cũng ít người đi bộ hay qua lại như bây giờ. Hồ cũng chưa được kè bờ, trồng hoa, trưng bày cây cảnh với những bức tượng điêu khắc nhiều như hiện nay, tất cả đều mộc mạc và đơn sơ lắm.

Nhiều năm trôi qua, giờ tôi vẫn có may mắn được ngày ngày đi qua Hồ Gươm nhưng không còn là đi bộ và thong thả như thửa xa xưa nữa. Trong hối hả, tất bật của cuộc sống với nhiều bộn bề lo toan công việc, gia đình…tôi cũng không còn mấy khi nào có tâm trí mà ngắm nhìn vẻ đẹp của hồ. Ngày ngày đi và về, nếu giác quan có “chạm” vào mặt hồ thì cũng chỉ là một cách vô thức. Đã lâu lắm rồi, tôi không nhớ rằng biểu trưng của Hà Nội đẹp và nên thơ như thế nào, cho đến một ngày gần đây, cũng giống mẹ tôi ngày xưa, tôi đưa con đi thăm đền Ngọc Sơn và tản bộ dọc bờ Hồ.

Hóa ra, đã bao năm rồi Hồ Gươm vẫn vậy, đẹp, thơ mộng và vẫn khiến người ta thanh thản lạ thường. Để lòng mình tĩnh lại, tôi chợt nhận ra nhiều hơn ý nghĩa của cuộc sống. và chợt thấy Hồ Gươm không chỉ là một hình ảnh, một nơi gắn liền với truyền thuyết lịch sử mà nơi đây còn có một cuộc sống đời thường rất gần gũi.

Sáng sáng, xung quanh Hồ là hình ảnh từng nhóm người tập thể dục, già có, trẻ có, trai gái đủ cả tạo nên một bức tranh sinh động về thói quen thể dục sáng sớm của người Hà Nội. Người trẻ thì tập nhịp điệu, đánh cầu lông, người già thì dưỡng sinh, thái cực quyền, một số cá nhân thì chạy bộ quanh hồ..Có vẻ như ngoài việc tập luyện để nâng cao sức khỏe, mỗi người đều như đang tận hưởng không khí trong lành mà mặt hồ và hàng cây xanh quanh hồ mang lại. Giờ Hà Nội đã đông hơn, phố phường tập nập nhiều nên buổi trưa bên bờ hồ không còn vắng vẻ như thời tôi còn đi học nữa. Đặc biệt vào mùa Thu hay những lúc thời tiết đổi mùa, không gian quanh Hồ luôn nhộn nhịp. Các đôi uyên ương thì tình cảm chụp ảnh cưới, đâu thể để lỡ mất thời khắc tuyệt với mà thiên nhiên đem lại, có nắng, có gió, lại có cả lá vàng rơi..Các bạn trẻ tan trường cũng rủ nhau từng nhóm tụ tập chụp ảnh, để ghi lại khoảng khắc đẹp tuổi học trò nơi Tháp rùa, cầu Thê Húc, tháp Bút hay đơn giản là những luống hoa đầy màu sắc được chăm sóc cẩn thận trưng bày quanh hồ.

Nhưng sôi động và tấp nập nhất trong ngày phải là buổi chiều, bởi cứ khi trời bắt đầu về chiều là các tour du lịch lại đưa khách về đây – một địa điểm không thể thiếu trong danh sách thăm quan ở Hà Nội. Vào mùa du lịch khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, có những chiều khách du lịch phải chờ xếp hàng để có thể vào đến Ngọc Sơn. Bởi di tích cổ kính này không thể chứa cùng lúc 5-7 đoàn khách mà mỗi đoàn tới 30 người cùng vào thăm quan. Từng hàng dài khách xếp hàng trước cổng đền Ngọc Sơn với vẻ mặt thích thú, hồ hởi, nhiều vị khách tranh thủ thời gian xếp hàng lấy máy ảnh, máy quay ghi lại những hình ảnh đẹp nên thơ bên hồ. Trên Cầu Thê Húc, người xuôi, người ngược, người đứng chụp ảnh khiến hình ảnh một chiều bên hồ thật sinh động. Vài bức chân nữa vào đến bên trong, từng tốp từng tốp khách chăm chú nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử và ý nghĩa văn hóa của đền Ngọc Sơn với đủ thứ ngôn ngữ, chỗ thì tiếng anh, chỗ thì tiếng Pháp, có chỗ lại tiếng Trung, Nhật…nói chung là đủ các thứ tiếng ngoại ngữ.

Trong sân đền, các bác đã về hưu tụ họp thành từng tốp 2- 3 người đánh cờ thật thanh nhàn. Đứng từ đây  phóng tầm mắt ra xa bên kia bờ hồ sẽ thấy Thụy Tạ, tôi không biết nhà hàng Thụy Tạ có chính xác từ khi nào chỉ biết là tôi đã thấy nó tồn tại ở đó từ khi tôi đươc sinh ra và đến tận bây giờ vẫn là địa điểm được yêu thích của cả người Việt và khách nước ngoài.

Bước chân quanh hồ Gươm, đâu đâu cũng thấy tươi xanh màu lá, màu nước, màu trời in bóng xuống mặt hồ mênh mang. Mùa Xuân, không gian quanh hồ là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống. Mùa hạ, bầu trời như cao và xanh hơn, cỏ cây hoa lá cũng mướt mát dưới ánh nắng rực rỡ. Mùa thu, sương giăng mờ ảo khắp mặt hồ, từng hàng cây như nhạt nhòa thực thực hư hư. Mùa đông những hàng cây xao xác, run rẩy, những cây liễu phất phơ, uốn cong mình chống chọi từng cơn gió lạnh..Từ sáng tinh mơ cho đến khi tối trời, quanh hồ Gươm lúc nào cũng thấy người qua lại, đủ mọi câu chuyện, sinh hoạt diễn ra nơi đây..ấy vậy nhưng lại không hề ồn ào, không hề khiến người ta thấy mệt mỏi mà trái lại không gian này luôn khiến con người ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản.

Và dù rằng thời gian có qua đi, cuộc sống thay đổi, đường phố ngày càng đông đúc, ồn ào thì Hồ Gươm vẫn giữ được dáng vẻ yên bình, nhàn nhã và uy nghiêm như ngàn năm qua vẫn vậy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm