TẬP LÀM VĂN: Do dịch bệnh COVID 19 nên từ đầu năm học đến nay các em không thể tới trường nhưng vẫn không dừng việc học .Em hãy viết lại bài văn tả một tiết học trực tuyến (online) của lớp em vàò thời gian đó . Mọi người giúp em với ạ.em sắp nộp rùi.pls
2 câu trả lời
Những ngày nghỉ nhằm giãn cách xã hội trong đợt dịch bệnh Covid19 vừa qua đã đem đến cho em những kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc. Đó là việc em được tiếp xúc với 1 cách học mới mẻ, học trực tuyến.Buổi học trực tuyến đem lại cho em những cảm giác thật hàp hứng và mới mẻ. Lớp học giờ đây đã hoàn toàn khác, không phải bảng xanh, bàn ghế kê san sát nhau như trước đây. Thay vào đó là không gian quanh nhà, với bảng chính là chiếc màn hình máy tính. Lớp học của em vẫn bắt đầu như thường lệ, các tiết học vẫn được thầy cô giáo sắp xếp thật đầy đủ và cố định cho học sinh.Giờ học trực tuyến của em bắt đầu thông qua phần mềm vô cùng hữu ích, đó chính là zoom. Vào gần giờ học, tất cả mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng như việc mở máy tính lên, chuẩn bị sách vở,... Cô giáo là người đầu tiên vào lớp rồi sẽ thêm các bạn học sinh vào. Giờ học diễn ra vẫn như bình thường, đảm bảo chất lượng như các giờ học trên lớp tại trường. Giaó viên vẫn hết sức quan tâm đến học sinh. Không khí lớp học thật náo nhiệt, sôi nổi. Các bạn trong lớp vẫn hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài.Kỉ niệm về những buổi học trực tuyến chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí em.
Bn tham khảo nha:
Trong phát triển kỹ năng sinh tồn, học sinh cần được rèn các kỹ năng nhỏ như: Rèn kỹ năng giữ bình tĩnh trong cả suy nghĩ và hành động trước mọi tình huống và suy nghĩ tích cực. Phát huy kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng tự vệ, thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở GD & ĐT như: Giãn cách xã hội, cách ly xã hội, tự cách li, vệ sinh môi trường; tự giác bảo vệ sự an toàn, sức khỏe bản thân (đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn, tránh đến nơi đông người, luyện tập thể dục thể thao...); tiết kiệm, phòng bị.... Phát triển kỹ năng phản ứng với trường hợp khẩn cấp, có kỹ năng phát tín hiệu cầu cứu: Khai báo y tế, tự cách ly, thăm khám, xét nghiệm khi nghi ngờ mắc dịch; Phát triển kỹ năng tương tác: Đoàn kết, yêu thương, gắn bó, quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ, bảo vệ người thân và những người xung quanh ... Học sinh cần có kỹ năng ứng phó phù hợp: Ứng phó linh hoạt, phù hợp với các tình huống, trước các diễn biến phức tạp của đại dịch (học trực tuyến, học online, tự học, học nhóm, trải nghiệm,...).
Để phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, học sinh cần thực hiện các biện pháp như: Tìm hiểu, trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết về các thiết bị, các tính năng cơ bản, hữu ích; Tải các ứng dụng, phần mềm và trau dồi kỹ năng sử dụng các phần mềm phòng chống đại dịch; Sử dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch, theo sự hướng dẫn, chỉ đạo đặc biệt là các chương trình học trực tuyến, học trên nhóm lớp; Cập nhật, học tập tốt từ thầy cô, tự học theo hướng dẫn trên các website...; Sử dụng thành thạo các phần mềm: Powerpoint, Violet, đặc biệt là Zoom, Skype, Classroom, Microsoft teams/Teams 365/Teamsviewr...Khuyến khích các em tích cực sáng lập các phần mềm, tạo lập các trang web, tham gia các website; áp dụng kiến thức, kỹ năng được học thực hành trên các phương tiện CNTT.
Phát triển kỹ năng của học sinh, đặc biệt là kỹ năng sinh tồn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trước sự tác động của đại dịch Covid-19 là nội dung giáo dục đúng đắn và là một nhu cầu cần thiết của các nhà trường phổ thông. Phát triển kỹ năng cần thiết của học sinh sẽ giúp cho học sinh có được hứng thú, sự tự tin trong cuộc sống cũng như mỗi khi đến trường. Khi có những kỹ năng tốt, học sinh sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và hoàn thiện bản thân, chủ động trước mọi tình huống trong học tập và cuộc sống.
Muốn phát triển kỹ năng sinh tồn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của học sinh trước sự tác động của đại dịch và các dịch bệnh lớn khác, các nhà trường cần tạo ra sự thay đổi, đổi mới tích cực từ phía thầy/cô trong ban lãnh đạo, các thầy/cô giáo, phụ huynh. Và một điều kiện không thể thiếu được là sự chủ động, tích cực, sáng tạo từ phía học sinh. Mỗi học sinh không chỉ là một nhân tố mà còn là một chủ thể xây dựng, phát triển, phát huy hiệu quả những kỹ năng hữu ích trong đại chiến đẩy lùi COVID-19. Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm tình hình hiện tại của đại dịch, đặc thù vùng miền để phát huy được vai trò của học sinh trong việc phát triển kỹ năng. Các nhà trường cần có sự lựa chọn những kỹ năng cần thiết, kỹ năng trọng yếu và có những biện pháp phát triển kỹ năng học sinh phù hợp với trình độ, lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, điểm mạnh của học sinh mình.
Trong quá trình thực hiện rèn kỹ năng cho học sinh, các nhà trường cần có sự kết hợp các giải pháp phù hợp như: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và các hoạt động thực tế để trang bị các kỹ năng hữu ích cho học sinh trước sự tác động của dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh bất ngờ khác. Các biện pháp phát triển kỹ năng cho học sinh nói chung và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của học sinh nói riêng trong đại dịch cần đa dạng, toàn diện và có tính thực tiễn cao để mỗi học sinh phát huy được năng lực, sự chủ động, tích cực, kỹ năng sở trường của mình trong môi trường giáo dục và cuộc sống.
Có thể nói, phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh giữa đại dịch COVID-19 là một yêu cầu gắn với thực tiễn cuộc sống khi mà đại dịch này vẫn đang diễn biến phức tạp. Với đối tượng là học sinh phổ thông, phát triển kỹ năng nói chung và kỹ năng tự bảo vệ trong đại dịch vừa là nhu cầu cấp thiết, vừa là trách nhiệm của mỗi học sinh. Nội dung giáo dục này hoàn toàn phù hợp và cần thiết cho học sinh phổ thông các cấp học trên địa bàn cả nước.
CHÚC BN HỌC TỐT VÀ ĐỪNG QUÊN ĐÁNH GIÁ CHO MIK NHA