tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi đối với bạn (kh cop mạng ạ)

2 câu trả lời

Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”. Câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi có điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu, bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu.Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế.Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi. Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu, không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình.Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi. Ngày…tháng…năm…Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi.

$#Ben$

Trả lời:

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toànhuyện, đều giành đuợcgiải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trườngmới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôichỉ vàoloại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉđược điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học TiếngViệt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinhhoạt tổhọc tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi cònlàm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn “cai-nha" khilàm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổihọc hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôiở lại một mình trong phòng chức năng.Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùnglo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập háttiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai làm đứt dâyđàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sựcố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cáiHoàn(nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kếtthúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn họcquý mến.Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mìnhsao hènnhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưngcó lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."

Lòng tự trọng đã nângđỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệmnói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu,Hoàn...Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm.Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồnmình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi vănhoá, loại tốt hạnh kiểm.Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột vànhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước