Tại sao nước Trái Đất không cạn kệt

2 câu trả lời

Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi chứ không phải là không cạn kiệt, vì:

+ Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, dân số thế giới tiếp tục tăng

⇒Làm cho nhu cầu nước càng tăng.

+ Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây.

+ Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng.

+ Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.  

⇒ Cần có những biện pháp cho các đối tượng sử dụng nước như "quyền về nước"

        Chúc bạn học tốt ^^ 

Nước biển không bao giờ cạn có những nguyên nhân chính sau đây:

Nguồn đại dương trên trái đất chiếm tới 70% diện tích toàn bộ trái đất. Vì vậy có thể thấy nguồn nước biển vô cùng bao la, vô tận. Nguồn nước biển này luôn dồi dào và thường xuyên được bồi đắp bởi các trận mưa cũng như nguồn nước trong đất liền chảy ra.

Trái đất chiếm tới 70% là đại dương nên nguồn nước rất dồi dào

Thêm vào đó nam cực và bắc cực đóng băng quanh năm. Hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến băng tan càng tạo điều kiện cho nguồn nước biển dồi dào và được bồi đắp thêm hàng ngày. Đó chính một phần câu trả lời cho câu hỏi tại sao nước biển không bao giờ cạn.

Mọi con sông, suối, hồ, ao,... đều chảy ra biển và cung cấp nguồn nước cho biển. Chính vì vậy nước biển luôn được bồi đắp mỗi ngày và không thể cạn.

Trên thực tế nước biển cũng bị bốc hơi và tạo thành mưa. Tuy nhiên hầu hết khi bốc hơi thì tụ ngay thành mây và mưa ngay trên đại dương. Một phần nhỏ khác thì đổ mưa trên đất liền. Lượng nước này lại thấm xuống đất, chảy ra sông rồi cuối cùng vẫn đổ về biển. Vòng tuần hoàn cứ lặp lại như vậy nên nước biển không bao giờ cạn.