Tại sao lại có các mùa

2 câu trả lời

Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.

Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm – dương lịch ở châu Á không giống nhau.

Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21 – 3), hạ chí (22 – 6), thu phân (23 – 9) và đông chí (22 – 12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa (hình 6.4). Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.

- Mùa xuân từ 4 hoặc 5 – 2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ)

- Mùa hạ từ 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8 - 8 (lập thu)

- Mùa thu từ 7 hoặc 8 – 8 (lập thu) đến 7 hoặc 8 – 11 (lập đông)

- Mùa đông từ 7 hoặc 8 – 11 (lập đông) đến 4 hoặc 5 – 2 (lập xuân)

Do độ nghiêng 23,5 độ của Trái Đất với mặt phẳng quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên các mùa trong Trái Đất