Tại sao khi nhỏ giọt mỡ vào nước thì chúng lại kết thành giọt lớn hơn????
2 câu trả lời
Trong hóa học, chất kị nước hay không ưa nước là chất mà các phân tử của chúng có xu hướng kết tụ lại, do bị các phân tử nước đẩy[1] (thực tế không có lực đẩy mà là không xuất hiện lực hấp dẫn), tạo ra pha không tan trong nước. Từ “kị nước” có nghĩa là không ưa nước hay không tan trong nước. Ví dụ, dầu ăn khi hòa vào nước sẽ kết tụ lại với nhau, dung dịch tách thành hai pha, pha dầu ở bên trên và pha nước bên dưới.
Mô tả một cách đơn giản, các phân tử chất kị nước có tương tác "đẩy" với phân tử nước trong khi các phân tử ưa nước có tương tác "hút" với các phân tử nước.
Các chất kị nước thường là các chất không phân cực, vì thế nó có ái lực với các phân tử trung tính khác và các dung môi không phân cực, và thường tụ lại thành đám micelle (mixen).
Các chất kị nước bao gồm các hidrocacbon, dầu mỡ, chất béo…. Các chất kị nước được ứng dụng để loại dầu khỏi nước, xử lý tràn dầu, tách các chất không phân cực khỏi hỗn hợp các chất phân cực
Đáp án:
Giải thích các bước giải: theo như mình nghĩ do khối lượng riêng của dầu nhẹ hơn nước chỉ khoảng 870kg/m^3 và vì tính phân cực của hai loại khác nhau . theo sức căng bề mặt thì dầu nhẹ hơn nên sẽ nổi lên hoàn toàn mà không bị hòa tan chúng sẽ kết thành giọt to chiếm diện tích của phân tử nước