Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình, tình người trong thời covid ko mạng

2 câu trả lời

Qua gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta “đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”. Sự phát triển mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước đã làm thay đổi, phát triển nhiều thang giá trị truyền thống, chuẩn mực xã hội; đồng thời đã và đang tác động liên tục đa diện, đa chiều, mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của mỗi người, mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có tiêu chí về gia đình, tiêu chí về cá nhân con người ở mọi lứa tuổi. Xây dựng gia đình gắn kết chặt chẽ với nhà trường và xã hội trong quá trình phát triển, luôn được xác định là nội dung quan trọng trong nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội.

Quan điểm xây dựng gia đình hạnh phúc của Đảng được Nhà nước ta cụ thể hóa thành pháp luật và hệ thống văn bản dưới luật. Quá trình xây dựng và phát triển, xã hội nước ta đã xuất hiện nhiều mô hình gia đình mang tính kế thừa, gia đình truyền thống, như: Gia đình trí thức, gia đình nghệ sĩ, gia đình nghề truyền thống, gia đình sĩ quan… Có gia đình qua hai, ba thế hệ, các thành viên đều học hành, công tác thành đạt, có học hàm, học vị cao, nhiều người có công lao cống hiến cho đất nước được cả xã hội thừa nhận, tôn vinh. Có thể thấy, các gia đình truyền thống tiêu biểu phát triển ngày càng nhiều, đã và đang có sức nêu gương, lan tỏa mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tiễn trên đặt ra các nội dung, yêu cầu xây dựng gia đình hạnh phúc vừa thường xuyên, trực tiếp, vừa cơ bản, lâu dài. Trước hết, các cấp ủy đảng cần chú trọng cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành nghị quyết lãnh đạo, chương trình hành động cụ thể về tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc, nhất là ở cơ sở và địa phương. Xác định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải luôn gương mẫu về phẩm chất và nhân cách, giữa nói và làm, để trước hết là vợ, con, gia đình và người thân noi theo, phải thật sự tiêu biểu về mọi mặt, xây dựng gia đình văn hóa.  

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với những thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập và hợp tác quốc tế, tình trạng xuống cấp về đạo đức đang là vấn đề bức xúc trong xã hội. Sự xuống cấp về đạo đức không chỉ xảy ra trên bình diện xã hội, mà còn cả trong quan hệ luôn được coi là thiêng liêng, truyền thống của dân tộc Việt Nam: Giữa cha mẹ với các con, giữa những người thân trong gia đình, họ tộc… Do vậy, nội dung xây dựng “gia đình ấm no, tiến bộ, văn minh, hạnh phúc” cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, gắn kết chặt chẽ với các loại hình văn học, nghệ thuật, trở thành nền nếp thường xuyên, tạo điểm nhấn, sự chú ý của toàn xã hội, như Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý”, “Noi theo gương sáng Bác Hồ” trên Báo Quân đội nhân dân; các chuyên mục: “Việc tử tế”, “Cặp lá yêu thương”, “Điều ước thứ bảy” trên Đài Truyền hình Việt Nam… Nội dung thông tin, tuyên truyền xây dựng gia đình hạnh phúc cần kết hợp cả xây và chống, nêu gương và phê phán, lên án, nhất là đối với những biểu hiện bất hiếu, “vong ơn bội nghĩa”, vô cảm, vô đạo đức trong quan hệ gia đình.

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục của nhà trường và xã hội là rất quan trọng, có sức ảnh hưởng to lớn. Tuy nhiên, vai trò chủ thể quyết định hạnh phúc gia đình lại tùy thuộc vào trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Gia đình có người chồng, người cha hiểu biết sâu rộng, tôn trọng và yêu thương vợ con, bao dung độ lượng; luôn có ý chí phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, thành đạt mà vẫn khiêm tốn, lương thiện, như câu ca dao: “Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài tan”, thì người đàn ông đó luôn là chỗ dựa an toàn, tin cậy cho vợ và con.

Người phụ nữ trong gia đình (người vợ, người mẹ) cần phải là người chủ động giữ hòa khí trong gia đình, tạo dựng và dung hòa các mối quan hệ: Vợ-chồng; mẹ chồng-nàng dâu; mẹ vợ với chàng rể; giữa các anh chị em; giữa ông bà, cha mẹ với con, cháu... Người phụ nữ, người vợ trong gia đình không chỉ là người “nâng khăn sửa túi” cho chồng, chăm lo “cơm ngon canh ngọt”, mà còn chủ động thu xếp việc gia đình để chồng có thời gian và yên tâm công tác; động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho chồng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, còn là cánh tay đắc lực của chồng, bởi “đằng sau sự thành đạt của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ”. Thực tế, bằng tình yêu và sự nhạy cảm của người phụ nữ, với cách cư xử vừa nhẹ nhàng, mềm mỏng, vừa cương quyết, cứng rắn, nhiều người vợ đã giúp chồng chiến thắng bệnh tật, chiến thắng chính bản thân mình trước những cám dỗ của các tệ nạn xã hội, thành đạt trong công việc và cuộc sống. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Trai khôn dạy vợ, gái ngoan bảo chồng”. Chị em phụ nữ luôn cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội; từ bỏ tư tưởng “an phận thủ thường”, tích cực học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Giáo dục gia đình có vai trò hết sức quan trọng, lâu dài suốt cả cuộc đời đối với từng thành viên. Đó là cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn nhân cách ở tuổi trưởng thành và khi về già. Vì thế, giáo dục gia đình cần phải thường xuyên coi trọng, nhất là với các bậc ông bà, cha mẹ.

Trong gia đình, tình cảm giữa những người thân là vô cùng cao quý, bền vững. Cha mẹ không ngại vất vả, gian nan để nuôi con cái khôn lớn, trưởng thành, dành cho các con tất cả tình yêu thương, chăm sóc, dưỡng dục, không tính toán thiệt hơn, không mong được đền đáp. Để tình cảm gia đình luôn bền vững thì mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp cho nhau từ những điều nhỏ nhất. Sự quan tâm, giúp đỡ chân thành sẽ làm cho tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian và điều kiện gần gũi, quây quần bên nhau, chăm sóc, quan tâm đến nhau nhiều hơn, nhân lên nét đẹp hiếu thảo, tôn trọng nhau, nhất là việc con cái chăm lo cho bố mẹ già yếu; bố mẹ chăm lo, gần gũi, dạy bảo các con còn nhỏ, còn nhiều khiếm khuyết trong cuộc sống cũng như khả năng tự lập. Đây cũng là dịp để mỗi người xem xét, nhìn nhận lại mình, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, điều chỉnh suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn, tốt đẹp hơn, tất cả vì hạnh phúc gia đình… Đặc biệt, cần nhắc nhở, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm các chỉ thị, quy định của Đảng và Chính phủ về “chống giặc Covid-19”.

Xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình hạnh phúc, cả dân tộc Việt Nam hạnh phúc luôn là động lực, là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta.

Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.

Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.

Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.

Chị Võ Thị Thùy Trang cho biết thêm: Ngoài nấu cơm phát miễn phí, vợ chồng còn ghi phiếu phát gạo cho người nghèo tại Quận 10, Phú Nhuận, cũng như gửi tặng gạo đến trại mồ côi, mái ấm nhà mở, chùa để phát gạo cho người nghèo. Dù việc làm của vợ chồng là rất đáng trân trọng, thế nhưng khi được hỏi về việc làm của mình, chị Võ Thị Thùy Trang khiêm tốn nói: “Thật sự, với 2 vợ chồng thì không đủ sức và nguồn tài chính để làm, vì mỗi ngày chi 50 - 60 triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, bà con trong hẻm 51 đường Ngô Quyền, chính quyền địa phương đến phụ giúp nên mới làm nổi. Vì vậy, vợ chồng rất biết ơn các mạnh thường quân, người dân trong hẻm 51, địa phương đã hỗ trợ”.

Cầm trên tay hộp cơm vừa nhận từ quán cơm đi ra, chú La Kim Oai, ở trọ Phường 15, Quận 8, TPHCM bộc bạch: “Tôi chạy xe ôm, từ ngày có dịch Covid-19 đến nay không chạy được vì không có khách. Hôm rồi chở khách đi qua khu vực này thấy chủ quán phát cơm miễn phí nên ghé vào xếp hàng nhận. Cho nên, hàng ngày, tôi đều tới đây nhận cơm miễn phí về ăn. Đây là việc làm tốt giúp cho những người nghèo, người lao động tự do vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
0 đáp án
50 phút trước