2 câu trả lời
Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.
– Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.
– Nguyên nhân thay đổi của khí áp:
+ Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
• Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.
• Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
+ Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế, không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.